Cha mẹ thông minh không bao giờ cấm trẻ làm 10 điều 'có hại' này
Người phụ nữ bị ném khăn tang vào mặt tại đám tang mẹ chồng cũ: "Tôi không có nghĩa vụ phải chịu tang!" / Khi tình yêu vướng vào những hiểu lầm: Câu chuyện về mẹ chồng và con dâu mới cưới
1. Chơi game
Chris Bergman, giám đốc điều hành của một công ty lớn tạo ra các ứng dụng cho biết: "Một số trẻ em muốn chơi bóng chày cả ngày, nhưng tôi lại muốn chơi game thôi. Đáng buồn thay, mẹ tôi tin rằng tôi làm hỏng cả đầu óc vì đam mê chơi điện tử, vì vậy, tôi chỉ được chơi 1 giờ đồng hồ trước bữa tối. Nhưng điều đó chỉ thúc đẩy cảm giác giấu giếm người lớn".
Ông cũng cho biết không cấm đoán các con của mình chơi game trên máy tính và điện thoại, đồng thời tin rằng nhờ cách tiếp cận này mà chúng có khả năng giữ tính tình điềm tĩnh lẫn tư duy.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các trò chơi game hữu dụng cho não trẻ hơn xem TV. Các trò chơi điện tử dạy cho não bộ của trẻ phản ứng nhanh và đọc thông tin. Kỹ năng này sẽ hữu ích cho trẻ khi chúng lớn lên và sống trong môi trường công nghệ tiên tiến thậm chí phát triển hơn hiện tại.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các trò chơi game hữu dụng cho não trẻ hơn xem TV. Ảnh minh họa
2. Quần áo bị rách, nhuốm màu
Sự thật là cách tốt nhất để trẻ tìm hiểu về thế giới bên ngoài là đi dạo và khám phá môi trường sống xung quanh.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi vào những thời điểm này, đứa trẻ có thể quên mất rằng bộ quần áo chúng đang mặc có giá bao nhiêu, cũng như tên của nhà thiết kế thời trang được viết trên nhãn của chiếc áo phông mà chúng đã vấy bẩn trên cỏ.
Nếu bạn cảm thấy băn khoăn với những chi phí phát sinh khi phải loại bỏ những bộ quần áo trông không còn đẹp nữa, có lẽ tốt hơn là nên chia tủ quần áo của trẻ thành một phần để đi dạo và một phần dành cho những sự kiện trang trọng hơn.
3. Ăn đồ ăn vặt
Cấm con mình ăn đồ ăn vặt là tình trạng xảy ra ở rất nhiều gia đình hiện nay.
Khi cha mẹ cấm trẻ ăn những loại thức ăn này, sẽ trở thành điều cấm kỵ trong tâm trí trẻ và chúng sẽ ăn ngay khi có cơ hội. Vì hầu hết, mọi đứa trẻ đều rất thích đồ ăn vặt, luôn khát khao được sở hữu chúng.
Do đó, phụ huynh nên thỉnh thoảng mua đồ ăn vặt cho trẻ, để chúng hiểu rằng mình đang có đồ ăn ở nhà thay vì phải ra quán mua và ăn trong tâm thế giấu diếm.
Phụ huynh nên thỉnh thoảng mua đồ ăn vặt cho trẻ, để chúng hiểu rằng mình đang có đồ ăn ở nhà thay vì phải ra quán mua và ăn trong tâm thế giấu diếm. Ảnh minh họa
4. Làm những chuyện "dại dột"
Các nhà tâm lý học nói rằng trẻ em hiện đại bắt đầu trưởng thành quá nhanh chóng, đặc biệt trong thế giới mà người lớn luôn nói rằng: "Con không là trẻ con nữa đâu nhé", "sao con lại làm trò trẻ con đó vậy?", hay "Khi nào con mới chịu lớn?"...
Chính xác là trẻ em có thể giả bộ đã lớn, nhưng thực sự thì chúng chưa sẵn sàng cho những khó khăn mà giai đoạn trưởng thành mang lại.
Thế nên nếu con bạn vẫn cứ chơi những trò trẻ con hay hành xử quá "con nít" thì cũng đừng mắng mỏ chúng, hãy để trẻ trưởng thành với tốc độ của riêng chúng thì hơn.
5. Tiêu tiền cá nhân vào những thứ vô bổ
Theo một cuộc khảo sát, trẻ em hiện đại thường tiêu tiền cá nhân vào việc đi chơi với bạn bè, thiết bị kỹ thuật số hoặc đồ chơi, quần áo, giày dép, thức ăn hoặc tiền đi lại.
Nhiều bậc cha mẹ coi việc tiêu tiền vào những thứ vô bổ là ngớ ngẩn, vì vậy họ thường cố gắng hạn chế trẻ mua những thứ không cần thiết bằng các lệnh cấm hoặc bài học.
Tuy nhiên, cha mẹ nên ngừng sử dụng phương pháp này vì 2 lý do:
Trước hết, một khi bạn đã đưa tiền cho con, nó đã trở thành tài sản của chúng. Và chỉ có chúng mới có thể tự quyết định tiêu số tiền này vào việc gì. Điều này đặc biệt quan trọng trong những gia đình nơi trẻ kiếm tiền từ việc nhà.
Thứ hai, có thể hữu ích nếu một đứa trẻ tiêu tiền vào những thứ vô nghĩa và sau đó hối hận về việc làm đó. Chỉ khi làm được điều đó, chúng mới học được cách kiểm soát chi tiêu và phân biệt được những mong muốn trong thời điểm chớp nhoáng với những nhu cầu và mong muốn thực sự quan trọng.
6. Có bí mật
Càng lớn, trẻ càng cần có quyền riêng tư và những bí mật. Cha mẹ có thể quan tâm cuộc sống nhưng không được xâm phạm vào sự riêng tư của bé.
Việc bạn xem nhật ký, tin nhắn điện thoại của trẻ có thể đánh mất sự tin tưởng của chúng.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là trò chuyện, tâm sự và luôn tạo niềm tin cho trẻ. Khi đó, đến thời điểm thích hợp, bé sẽ chủ động nói ra những bí mật của mình để tìm kiếm những lời khuyên hữu ích từ bạn.
Càng lớn, trẻ càng cần có quyền riêng tư và những bí mật. Cha mẹ có thể quan tâm cuộc sống nhưng không được xâm phạm vào sự riêng tư của bé. Ảnh minh họa
7. Trốn học
Trong nhiều trường hợp, thành tích học tập tốt không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất là sức khỏe tinh thần và tâm lý của trẻ.
Nếu bạn thấy con mình cần nghỉ ngơi, hãy cho chúng cơ hội sống chậm lại để lắng nghe bản thân mình nhiều hơn nữa.
Vì đôi khi, trẻ rất khó có thời gian nghỉ ngơi trong vòng xoáy của tất cả nhiệm vụ mà cha mẹ cũng như trường học đặt ra.
8. Chọn quần áo "kỳ quặc"
Nhiều cha mẹ rất bực dọc khi đi mua sắm với con, vì không "ưng mắt" nổi với những gì con chọn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khuyên cha mẹ nên giữ bình tĩnh. Bạn không phải là người sẽ mặc những chiếc quần jeans rách rưới, những chiếc áo hoodie loang lổ đó. Vì thế, hãy để con được tự lựa chọn đồ cho chúng vì hai lý do:
Bằng cách này, trẻ hình thành các giá trị cá nhân của chúng. Chúng chọn lựa dựa trên cá tính riêng và tìm thấy vị thế của mình trong xã hội.
Lý do thứ hai thực dụng hơn, đó là trẻ sẽ vui vẻ mặc những đồ đó chứ không giấu chúng trong tủ, hay buộc phải mặc với thái độ cáu kỉnh.
9. Tranh cãi với người lớn
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã mất kiểm soát đối với con vì chúng bắt đầu tranh cãi với bạn quá thường xuyên, hãy nhớ rằng tranh cãi là chiến trường của cả hai người chứ không chỉ một người. Ảnh minh họa
Loại lệnh cấm này có thể nguy hiểm khi nói đến những đứa trẻ nhỏ hơn. Điều quan trọng là trẻ phải biết rằng không phải tất cả người lớn đều tốt như nhau và không phải tất cả các công việc lặt vặt hay yêu cầu của chúng nên hoặc thậm chí cần phải được thực hiện ngay lập tức.
Đối với những đứa trẻ lớn hơn, đó là vấn đề đạo đức. Thật không may, trí tuệ và công lý ngày càng ít phụ thuộc vào tuổi tác của một người.
Đôi khi một người lớn tuổi có thể nhầm lẫn về điều gì đó hoặc cư xử một cách bất lịch sự. Điều quan trọng là học cách bảo vệ ý kiến riêng và ranh giới cá nhân trong những tình huống này.
Đến lượt mình, người lớn cần dạy con làm điều đó mà không gây ra tranh cãi, giận dữ và lăng mạ.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã mất kiểm soát đối với con vì chúng bắt đầu tranh cãi với bạn quá thường xuyên, hãy nhớ rằng tranh cãi là chiến trường của cả hai người chứ không chỉ một người.
Và cho con thấy một ví dụ tích cực bằng cách biến tranh cãi thành một cuộc tìm kiếm sự thỏa hiệp.
10. Lười biếng
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng trẻ hiện đại trở nên lo lắng và dễ chán hơn so với trẻ em ở các thế hệ trước.
Lý do (dù muốn thừa nhận hay không) chính là do trẻ bị đẩy vào những cuộc đua vô hình (ví dụ như đua tranh để có kiến thức, bằng cấp... ).
Chương trình học ở trường ngày càng khó, số lượng xu hướng cũng tăng lên. Đó là lý do khiến trẻ hiện đại có nhu cầu mãnh liệt là... không phải làm gì.
Nếu trẻ có thời gian rỗi, tốt nhất là đừng thúc giục trẻ điền đầy nó lập tức. Đôi khi nên cho trẻ "khoảng lặng", tức là không cần phải làm gì cả, điều này khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc và thoải mái làm điều chúng muốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất, vợ bất ngờ "nhận" căn hộ 4 tỷ: Bí mật phía sau khiến cả gia đình choáng váng
Cú sốc hậu ly hôn: Vợ cũ "lột xác" ngoạn mục, chồng lặng người trước sự thật đau lòng
Biếu bố vợ 500 nghìn, tôi bị vợ trách móc dữ dội - Quyết định táo bạo của tôi khiến cả gia đình sửng sốt
Trước ngày ly hôn, chồng thầm thì một câu khiến tôi bật khóc nức nở
Đêm mưa bất ngờ và lời thì thầm của chồng cũ: Câu chuyện gây xúc động lòng người
Người xưa có câu: “Trong nhà có hai cây thì dù không giàu cũng có phước”, một trong hai cây này có thể “bảo vệ nhà và bảo vệ nhà”