Chai nhựa có 1 trong 3 ký hiệu sau là cực kỳ độc hại, tuyệt đối không nên dùng lại
Đọc xong bài này, đảm bảo mẹ mua măng cụt về ăn ngay dù đắt tới mấy / Dấu hiệu "2 ngứa 1 đen" trên cơ thể cảnh báo ung thư gan đang đứng "gõ cửa" nhà bạn
3 loại chai nhựa không nên tái sử dụng
Nhiều người có thói quen giữ lại cá chai đựng nước khoáng, nước ngọt để tái sử dụng. Việc tận dụng chai nhựa có thể giúp bảo vệ môi trường nhưng đây là một trong những thói quen mà các chuyên gia không khuyến khích vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Một số loại chai nhựa có thể chứa các chất hóa học gây hại cho sức khỏe. Việc sử dụng nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc, gây ra bệnh tật cho con người.
Do đó, khi sử dụng chai nhựa, bạn cần chú ý đến các ký hiệu trên chai. Thông thường dưới đáy chai nhựa cho một hình tam giác đánh số cho biết loại nhựa được sử dụng để làm ra chiếc chai.
Ảnh minh họa
Nếu thấy 1 trong 3 ký hiệu dưới đây, bạn không nên sử dụng lại chai nhựa
Chai có ghi số 1 làm từ nhựa PET hoặc PETE. Loại này chỉ an toàn cho việc sử dụng một lần duy nhất. Trong quá trình sử dụng, nhựa tiếp xúc với oxy hoặc nhiệt độ cao (kể cả phơi nắng) sẽ tiết ra chất độc hại và hòa tan trong nước. Người uống phải loại nước chứa các chất độc hại thải ra từ nhựa sẽ gây hại cho sức khỏe.
Chai nhựa có ghi nhãn số 3 hoặc 7 làm từ nhựa PVC hoặc PC. Hai loại nhựa này có thể thải ra các hóa chất độc hại và ngấm vào thực phẩn, đồ uống. Việc sử dụng thực phẩm nhiễm độc lâu dài sẽ dẫn tới các tác hại nhất định đối với sức khỏe.
Bên cạnh đó, chai nhựa ghi nhãn số 2 và 4 (làm từ polyethylene) hoặc chai ghi nhãn số 5 và PP (làm từ polypropylene) là những loại bạn có thể tái sử dụng. Chúng phù hợp với nhiều mục đích, an toàn nếu bạn chỉ đựng nước lạnh. Trong quá trình sử dụng có thể làm sạch và khử trùng thường xuyên để vi khuẩn gây bệnh không sinh sôi.
Vệ sinh chai nhựa đúng cách
Chai nhựa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Việc thường chuyên chạm vào chai bằng tay bẩn hoặc rửa chai không đủ sạch sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh. Bạn cần vệ sinh chai nhựa thường xuyên bằng nước tẩy rửa chuyên dụng, giấm hoặc nước súc miệng kháng khuẩn và nước ấm.
Khi vệ sinh chai nước, hãy chú ý đến phần cổ chai. Những gen xoắn trên cổ chai và nắp có thể ẩn chứa nhiều mầm bệnh mà bạn không để ý vệ sinh kỹ. Vi khuẩn từ đây có thể đi trực tiếp vào cơ thể trong quá trình uống nước. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng ống hút khi uống nước bằng chai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Điểm danh những sai lầm ăn uống của phái đẹp
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết