Chế biến tỏi theo cách này sẽ tạo ra chất độc, rước bệnh cho cả nhà
5 thực phẩm cấm kỵ bỏ vào tủ lạnh nếu không muốn nhanh bị hỏng / Bổ dưa thấy 4 dấu hiệu bất thường hãy vứt bỏ, chớ ăn kẻo rước bệnh
Sai lầm khi chế biến tỏi làm mất chất dinh dưỡng
Tỏi là loại gia vị vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Nó không chỉ tăng thêm hương vị của món ăn mà còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Tỏi rất giàu dinh dưỡng như protein, carbohydrates, calo và các vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali, mangan, magie, phốt pho...
Bên cạnh đó, tỏi còn chứa hàm lượng cao các chất germanium và selen có tác dụng chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do, phòng chống ung thư hiệu quả...
Tác dụng cơ bản nhất của tỏi đến từ chất allicin - một chất kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, củ tỏi tươi không chứa allicin tự do mà chỉ có tiền chất của nó là alliin.
Khi tỏi được cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn, enzyme trong tỏi được kích thích và biến alliin thành allicin.
Do đó, tỏi được băm nhuyễn hoặc nhai nát sẽ có tác dụng tốt hơn so với củ tỏi tươi vẫn còn nguyên vẹn.
Cần phải lưu ý rằng chất allicin rất dễ bị mất đi ở nhiệt độ cao. Nhiều người có thói quen phi tỏi trong dầu nóng. Điều này đồng nghĩa với việc allicin bị vô hiệu hóa, không còn tác dụng ban dầu.
Đặc biệt, nếu tỏi bị cháy và có vị đắng thì có thể sản sinh ra các chất độc gây hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại để phi tỏi, chúng sẽ tạo ra trans fat có thể gây ung thư.
Các bà nội trợ chỉ nên nấu tỏi ở nhiệt độ vừa phải. Không xào nấu quá 15 để các chất dinh dưỡng trong tỏi vẫn được giữ nguyên và có thể phát huy tác dụng khi ăn.
Một số lưu ý khi dùng tỏi
Không nên dùng tỏi để lâu: Tỏi để lâu sẽ mất dần các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, bạn nên dùng tỏi tươi để cơ thể có thể hấp thu được nhiều dưỡng chất nhất.
Tỏi dù tốt nhưng không nên ăn quá 15 gram/ngày. Ăn nhiều tỏi có thể gây ra kích ứng mắt, dễ làm viêm kết mạc mắt hoặc khiến dạ dày bị tổn thương.
Tỏi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó, khi đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin, bạn nên dừng ăn tỏi. Ngoài ra, nên tránh ăn tỏi trước khi phẫu thuật ít nhất 7 ngày. Nguyên nhân là do tỏi có tác dụng kháng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ xuất huyết trong khi phẫu thuật.
Không ăn tỏi khi đói bụng vì nó có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, nôn và ợ nóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Cho vợ 200 triệu, người chồng bàng hoàng phát hiện vợ có 7 đời chồng và bỏ rơi 6 con riêng
Món ăn đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ, nhìn thì đáng sợ nhưng lại cực ngon và tốt cho sức khỏe