Chỉ cần dùng 1 nắm rau răm, những bệnh thường gặp sau sẽ ngay lập tức thuyên giảm
Đông y ví đây là rau "trường thọ" với 8 công dụng ít ai biết / Bỏ nắm muối vào giày qua đêm, ai cũng tưởng ngớ ngẩn nhưng công dụng lại vô cùng tuyệt vời
Cây rau răm chắc hẳn không phải là loại cây xa lạ với người Việt Nam chúng ta, cây rau răm được sử dụng làm gia vị cho các món ăn có thịt vịt, thịt gà hoặc cháo vịt, cháo gà, bởi tính cay và vị bùi của rau răm rất hợp với những món ăn này.
Không những vậy, trong Đông y cây rau răm còn là bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Sau đây là 6 tác dụng của cây rau răm được sử dụng trong chữa bệnh dân gian.
Người Campuchia còn dùng nó để chữa thông tiểu, chống nôn và sốt. Bởi dễ ứng dụng trong đời sống, thầy thuốc Đông y khuyên mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước để tiện sử dụng.
Ảnh minh họa.
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống cho hay, trong Đông y, rau răm được dùng để chữa nhiều bệnh như:
1. Đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém:Dùng một nắm rau răm rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
2. Cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi:Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
3. Chữa rắn cắn:Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và cần đưa ngay người bị rắn cắn đến cơ sở y tế.
4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh:Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
5. Nước ăn chân:Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
6. Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng:Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương pháp này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Lưu ý khi sử dụng rau răm:
– Rau răm có nhiều công dụng tốt nhưng phụ nữ không nên ăn rau răm trong kỳ kinh nguyệt dễ gây rong huyết, phụ nữ mang thai ăn rau răm dễ gây sẩy thai.
– Người máu nóng, suy nhược không nên ăn rau răm.
– Rau răm không độc nhưng không nên sử ăn thường xuyên vì có tính nóng, dễ sinh nhiệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được