Đời sống

Chỉ có những người tài mới làm được điều này

Người xưa cũng có câu nói rằng “lùi một bước biển rộng trời trong”. Một chữ “Nhẫn” ấy thật xứng đáng để mỗi chúng ta cả đời này tu dưỡng.

Trưởng thành không phải ở tuổi tác, mà là ở tâm tính / Những câu chuyện thấm thía về cuộc đời, càng đọc càng thấy hay

Câu chuyện về Trương Phi chết, kỳ thực là rất uất ức: Ông không phải vì trên chiến trường hùng hồn chịu chết, mà là chính mình tự hại chết mình.

Sau khi nghe tin nhị ca Quan Vũ bị Đông Ngô hại chết, Trương Phi không kiềm chế nổi sự bi thống, hận không thể lập tức xuất binh đi diệt Đông Ngô. Lưu Bị vẫn giữ vẻ trầm tĩnh, từ chối yêu cầu của Trương Phi. Không biết phải làm sao, Trương Phi liền cả ngày rượu say, khi say thì không làm chủ được chính mình, lúc nào cũng đánh đập quân lính để trút giận. Cuối cùng, thuộc hạ Phạm Cương, Trương Đạt thật sự không thể nhịn được nữa, vì vậy thừa lúc Trương Phi say rượu ngủ say, đã ám sát, chặt đầu Trương Phi, rồi chạy sang Đông Ngô.

Không ai có thể phủ nhận, Trương Phi là một mãnh tướng đại tài. Nhưng người có năng lực lớn như vậy, cuối cùng lại nhận kết cục là một cái chết đầy uất ức, không thể không khiến người ta cảm thán rằng: Một người mà không biết ước chế bản thân mình, thì năng lực đại tài đến đâu cũng không thể làm nên chuyện lớn.

Thời nay đương nhiên không giống với thời xưa. Người cổ đại, quan quân ưu tú có tính tình giống như Trương Phi, mặc dù không biết cách kiềm chế bản thân mình, vẫn còn có thể ra sa trường đánh địch, thể hiện tài cán của mình, vợ con được hưởng đặc quyền, tiếng tăm lừng lẫy.

Ảnh minh họa.

Nhưng thời buổi hòa bình thì không giống như vậy. Nếu là vào thời bình, không giảng vũ lực mà giảng trí tuệ. Bởi vậy, một người nóng nảy giống như Trương Phi, không biết kiềm chế bản thân mình, tùy tiện nổi nóng với người khác, để cảm xúc cảm tính khống chế lý tính tư duy, thì rất khó tưởng tượng rằng người này có thể thành công trong xã hội.

Một người ưu tú thực sự, đều biết làm chủ công việc. Đối với họ, những cảm xúc ảnh hưởng đến đại cục, sẽ bị gạt sang một bên. Vậy nên, có thể kiểm soát bản thân mình được tốt, mới thể hiện được tối đa năng lực của mình.

Đối với người lãnh đạo thì càng cần phải như vậy! Có thể khống chế tốt cảm xúc của mình, mới có thể đem tài năng lãnh đạo tập thể được tốt, mới có thể phát huy được hiệu quả lớn nhất.

Vậy làm thế nào để có thể kiềm chế và vượt qua cơn nóng giận?

 

1. Không sợ nóng giận

Khi bạn nhận ra giận dữ là điều không nên có và không còn chút e sợ với cảm xúc này thì có thể nói rằng bạn đã bắt đầu kiểm soát được nó. Bởi lúc này bạn đặt trách nhiệm vào sự việc, tâm thái của bạn trở nên bình tĩnh hơn và có thể giải quyết vấn đề trong trạng thái cân bằng tốt nhất.

2. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp một vấn đề rắc rối nào đó, thường thì người ta sẽ tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường kiểu như là “Anh/chị đã làm cho tôi trễ nãi công việc, làm cho sự việc rối tung lên”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn những việc đã diễn ra“Trong chuyện này có phần trách nhiệm của mình, mình nên làm như thế này thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ các bạn khác…”

Chỉ có những người tài mới làm được điều này - Ảnh 2

3. Tránh suy nghĩ tiêu cực

 

Không có gì sai nếu tự phê bình bản thân, nhưng tư tưởng lúc nào cũng bi quan thì sẽ kéo theo các cảm xúc khác đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế như thế…À, việc này cũng đâu đến nỗi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm nó tốt hơn…”. Khi mặt tích cực của bạn xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và gặt hái nhiều thành công hơn.

4. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

5. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

 

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm