Đời sống

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì an toàn?

Bạn hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết của cơ thể để đảm bảo sức khỏe nhé.

Sau 5 giờ chiều chị em cần chú ý điều này để giảm cân / Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Bệnh đái tháo đường là gì?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì an toàn?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Nguồn ảnh: Internet

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Phân loại đái tháo đường gồm:

Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).

Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).

Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).

 

Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là hợp lý

Theo hướng dẫn điều trị của Hội đái tháo đường (ĐTĐ) Mỹ năm 2021, những bệnh nhân ĐTĐ nên duy trì đường huyết trước bữa ăn từ 4,4 - 7,2 mmol/l và đường huyết sau ăn (từ 1-2 giờ) là dưới 10 mmol/l.

Tuy nhiên, đây chỉ là mục tiêu đường huyết cho những người bệnh ĐTĐ nói chung, còn tùy mỗi người sẽ có mục tiêu đường huyết cụ thể, cao thấp khác nhau. Ví dụ, những bệnh nhân lớn tuổi, bị ĐTĐ lâu, có nhiều bệnh đi kèm hoặc đã có biến chứng thận, tim mạch thì nên để đường huyết cao hơn, ví dụ đường huyết trước ăn từ 6-9 mmol/l.

Ngược lại những bệnh nhân trẻ tuổi, mới bị phát hiện bệnh thì nên duy trì đường huyết trong ngưỡng thấp hơn, ví dụ đường huyết trước ăn < 7,0 mmol/l và đường huyết sau ăn < 8,0 mmol/l.

 

Để kiểm soát đường huyết ổn định, ít dao động, người bệnh ĐTĐ cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ; duy trì chế độ ăn và tập luyện đều đặn giữa các ngày, khi tập thể dục thì phải ăn thêm bữa phụ; đo đường huyết thường xuyên để biết đường huyết của mình đang ở mức nào, cũng như để đánh giá xem chế độ ăn, tập luyện ảnh hưởng thế nào đến đường huyết; tránh các stress, thức quá khuya; hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm