Chỉ số IQ của trẻ được thừa hưởng từ cha hay mẹ?
Gà luộc, rang mãi cũng chán, đem làm món này ăn ngon hết nấc / Tủ lạnh bị chảy nước đừng vội gọi thợ: Làm cách này sẽ khắc phục được ngay, không tốn kém
Sau một thời gian dài phân tích thống kê, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ số điểm liên quan đến trí thông minh giữa cha mẹ và con cái đều ở khoảng 0,4. Theo đó hệ số trung bình của cha và con là 0,423; với hệ số cụ thể của cha và con trai là 0,411; cha và con gái là 0,438. Hệ số của mẹ và con trung bình là 0,464, với mẹ và con gái là 0,486; mẹ và con trai là 0,443.
Có thể thấy, ảnh hưởng của người mẹ dường như rất lớn. Nhưng nhìn chung, chỉ số IQ của trẻ vẫn là kết quả từ sự chung tay của cha mẹ.
Ảnh minh họa.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thứ tự sinh cũng có tác động đến sự phát triển IQ. Một nhà tâm lý học đã khởi xướng một cuộc thí nghiệm, đối tượng là 400.000 người sinh ra ở Hà Lan từ năm 1944 đến năm 1947.
Sau khi đối chiếu một lượng lớn dữ liệu từ những thanh niên có độ tuổi trung bình là 19 này, chuyên gia nhận thấy thực tế có một số mối liên hệ rõ ràng giữa sự phát triển trí tuệ của trẻ và thứ tự sinh. Thậm chí người ta còn đi đến kết luận rằng trong cùng một tầng lớp xã hội, thứ tự sinh càng thấp thì chỉ số thông minh càng giảm.
Các nhà khoa học còn bổ sung thêm một thông tin vô cùng quan trọng rằng: Trí thông minh không chỉ do di truyền quyết định, mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nữa. Chỉ khoảng 40 – 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường.
Bên cạnh đó, toàn bộ mảng đặc điểm gene xác định khác – như khả năng trực giác và cảm xúc – được thừa hưởng từ người cha cũng là “chìa khóa” để mở ra sự thông minh tiềm năng cho trẻ.
Làm sao để tăng chỉ số IQ của trẻ?
Phải tương tác nhiều với con
Dù không có nhiều thời gian thì cha mẹ cũng nên thể hiện tình yêu thương công bằng với con cái và tương tác với đứa con thứ hai càng nhiều càng tốt. Đồng thời, đừng bỏ qua cảm xúc của con lớn để tránh trẻ có cảm giác ghen tỵ và bất an khi cha mẹ không chú ý nhiều đến mình và quan tâm đến những đứa trẻ khác trong gia đình.
Tận dụng khoảng thời gian khi con còn thơ ấu
Mỗi em bé sinh ra có 100 tỷ tế bào thần kinh và kích thước não bộ của bé sẽ tăng trưởng gấp ba lần trong năm đầu tiên. Vì thế, bé sẽ học hỏi và thích nghi rất nhanh với môi trường xung quanh ngay từ những ngày đầu tiên sau khi chào đời.
Nếu muốn giáo dục con cái, chúng ta nên thực sự bắt đầu từ giai đoạn trẻ sơ sinh. Cần hiểu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, từ đó thúc đẩy sự trưởng thành của con mình.
Chẳng hạn như việc rèn luyện tay của trẻ. Chúng ta đều biết rằng tay của trẻ có rất nhiều đầu dây thần kinh, có thể giúp trí não của trẻ phát triển hoàn thiện hơn. Từ đó, bố mẹ có thể sử dụng một số trò chơi để kích thích các đầu dây thần kinh và thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết