Đời sống

Cho trẻ nhỏ ăn cua đồng mà bỏ qua điều này, sức khỏe của trẻ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy, đặc biệt là giàu canxi, nhiều bà mẹ luôn tận dụng tối đa những món ăn từ cua đồng để bồi bổ, chăm sóc sức khỏe cho con.

Mách các cha mẹ bí quyết tăng chiều cao cho con vừa đơn giản vừa hiệu quả / 4 loại trái cây cha mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên, vừa giúp tăng khả năng miễn dịch vừa tốt cho mắt

Cua đồng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều mẹ muốn con ăn nhiều để phát triển toàn diện

Vào mùa hè, món ăn từ cua đồng được nhiều gia đình ưa chuộng và không loại trừ trẻ nhỏ. Một bát canh cua mát lành chan cơm ăn với cà pháo giòn tan là sở thích của nhiều trẻ em chứ không riêng gì người lớn.

c1

Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cua đồng có tên là điền giải, có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục…

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cua đồng rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu canxi. Vậy nên, nhiều bà mẹ luôn tận dụng tối đa những món ăn từ cua đồng để bồi bổ, chăm sóc sức khỏe cho con.

PGS.TS Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng) nhận định, trong cua đồng có chứa rất nhiều canxi photphat nên cực tốt cho trẻ còi xương. Nhiều bà mẹ có tâm lý lo sợ con mình thấp bé, kém phát triển so với bạn bè đồng trang lứa nên ra sức mua cua đồng về chế biến thành vô số món cho con ăn đổi bữa, với mong muốn con phát triển chiều cao toàn diện…

c2

Trong cua đồng có chứa rất nhiều canxi photphat nên cực tốt cho trẻ còi xương.

Cua đồng biến thành "thuốc độc" nếu mẹ bỏ qua những điều này khi cho trẻ ăn

 

Mặc dù cua đồng rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhưng khâu lựa chọn, chế biến không đúng cách có thể biến chúng thành "thuốc độc" cho con bạn. Do đó, PGS.TS Trần Đình Toán nhấn mạnh, khi cho trẻ ăn cua đồng, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

Chọn cua đồng còn tươi sống, tuyệt đối không chọn cua chết

Theo PGS.TS Trần Đình Toán, khi cua chết, axit amin histidine sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây dị ứng hệ miễn dịch khiến bé dễ bị đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, ngạt thở và nôn mửa.

c copy

Không rã đông cua nhiều lần

 

Hiện nay, nhiều bà mẹ thường có thói quen đi chợ một lần mua thật nhiều và để tủ lạnh ăn dần. Cua đồng là thực phẩm cũng được để tủ lạnh như thường như những loại thực phẩm khác. Thông thường, muốn bảo quản cua đồng tốt nhất thì bạn thường cho vào ngăn đá để cấp đông. Nếu mỗi lần ăn, bạn lấy ra rã đông và sử dụng hết thì không có gì đáng phải bàn cãi.

PGS.TS Trần Đình Toán

Nhiều mẹ vẫn có thói quen rã đông cua đồng nhưng thấy không thể nấu hết lại bỏ vào cấp đông lần nữa. Thói quen này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển trong thịt cua đồng, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho bé.

Do đó, cha mẹ cần chú ý khâu bảo quản cua đồng trong ngăn đá tủ lạnh. Tốt nhất là sau khi chế biến sạch sẽ thì chia thành từng túi nhỏ và sử dụng hết túi cho mỗi lần ăn, không mang ra mang vào tủ lạnh nhiều lần để ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn sinh sôi.

c4

Cha mẹ cần chú ý khâu bảo quản cua đồng trong ngăn đá tủ lạnh.

Không cho trẻ ăn quá nhiều cua đồng một lúc

 

Cua đồng giàu canxi nên không ít cha mẹ luôn muốn con ăn thật nhiều để hệ xương phát triển toàn diện. Nhiều cha mẹ thấy con thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa thì thậm chí còn ép con ăn cua đồng hàng ngày. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Theo BS Toán, cua đồng có tính giải nhiệt, thịt cua lạnh nên nếu ăn quá nhiều một lúc sẽ gây rối loạn tiêu hóa, dễ bị tiêu chảy. Do đó, cha mẹ cần chú ý lượng cua cho con ăn cũng như chế độ ăn cua mỗi tuần, đặc biệt phải xem xét xem ở tuổi của con đã ăn cua được chưa... Tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để trẻ có thể ăn cua vừa đảm bảo đủ chất vừa giúp phát triển toàn diện.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm