Đời sống

Chồng pha sữa cho vợ, thấy mẹ bèn uống ngay để mẹ không buồn

Pha ly sữa, đang mang vào phòng cho vợ thì bắt gặp mẹ từ cầu thang đi xuống, thế là anh “ực" một hơi để mẹ không bắt bẻ anh chỉ lo "hầu vợ".

6 triết lý sống của người khôn ngoan: Đọc để thấy vì sao bản thân chưa thể sống một đời nhẹ nhàng / 10 câu nói truyền cảm hứng, chỉ đường dẫn lối cho mỗi con người vượt qua bể khổ

Chị kể, mẹ chồng không thích chị, vì bà phân biệt vùng miền. Ngày vào chăm cháu nội, bà chỉ làm những việc liên quan đến con trai và cháu nội bà. Chẳng hạn, bà chỉ xếp quần áo của… hai cục vàng ấy, bao giờ cũng chừa quần áo con dâu lại. Con dâu đi chợ, bà dặn mua những món thằng M. (là chồng chị) thích, không đoái hoài gì đến chị.

Chị dặn lòng không để bụng, mà cố gắng học hỏi những phong tục tập quán, các món ăn, sở thích để làm vừa lòng mẹ chồng. Thế nhưng, mọi cố gắng cũng hoài công. Chưa kể, khách khứa tới nhà, mẹ chồng to nhỏ nói xấu con dâu. Còn chị, nếu mà lỡ trả lời gì về gia đình với khách ở quê, mẹ chồng lập tức kết luận chị nói xấu mẹ. Nhiều lúc chị muốn tung hê mọi thứ, cãi một trận cho ra ngô ra khoai với mẹ chồng, rồi ôm con ra đi.

Đôi khi chị muốn cãi một trận tưng bừng với mẹ chồng rồi ôm con ra đi. Ảnh minh họa
Đôi khi chị muốn cãi một trận tưng bừng với mẹ chồng rồi ôm con ra đi. Ảnh minh họa

Chồng chị biết chuyện nên nói chị nếu thương anh thì không để bụng những gì mẹ nói. Anh là con trai duy nhất, tình thương có phần ích kỷ của mẹ đôi khi vô lý, nhưng hãy thông cảm cho những vụn vặt của mẹ, bởi dù sao cũng có anh hiểu chị, và mẹ đã trải nhiều đắng cay mới nuôi anh ăn học thành tài, để ngày hôm nay người được “hưởng lợi” là chị.

Anh nói anh không thể vì mẹ hay vì vợ mà đối xử tệ với bên này, bên kia. Nhiều lúc anh thấy mình bất lực khi nhìn vợ khóc. Cũng đôi lần anh to tiếng với mẹ, mẹ giận xếp quần áo đòi về quê, anh cũng rất buồn.

Hôm vợ ốm chẳng ăn uống được gì, tranh thủ đi làm về sớm, anh pha ly sữa mang vào phòng cho vợ, thì bắt gặp mẹ từ cầu thang đi xuống, thế là anh “ực” một hơi hết chỗ sữa cho mẹ khỏi để ý rồi kết luận anh "hầu hạ vợ". Sau đó anh canh me pha cho vợ ly khác. Nghe lại câu chuyện dở khóc dở cười ấy, và hàng đống chuyện đại loại như thế, chị càng thấy thương chồng.

Chị tiếp tục duy trì quan điểm mẹ nói gì cũng tiếp thu, ngoan hiền làm theo ý mẹ, với hy vọng một ngày mẹ sẽ thương. Mẹ chồng nàng dâu, chỉ cần một người không độ lượng, thì câu chuyện sẽ không bao giờ có hồi kết. Phận làm dâu, chị chấp nhận chịu thiệt, cũng chẳng có gì xấu hổ.

Quan trọng hơn, chị làm mọi việc vì chồng. Trong chuyện này, chồng chị mới là người chịu đựng, đáng thương hơn cả. Giống như con lật đật, anh hết nghiêng bên này lại ngả bên kia để nắm níu, giữ gìn hạnh phúc. Công việc bên ngoài đã áp lực, chị không nỡ làm khó anh vì chuyện mẹ chồng nàng dâu, dù phải thừa nhận đi làm thì thôi, về nhà chị thấy như ở địa ngục.

Chong pha sua cho vo, thay me ben uong ngay de me khong buon
Từ ngày về quê, mẹ chồng bỗng đổi tính. Ảnh minh họa

Sau ngày thôi nôi con trai, anh chị gửi con đi nhà trẻ. Mẹ chồng cũng về quê chăm lo nhà cửa, vườn tược. Điều hết sức ngạc nhiên là, từ ngày về quê, bà bỗng đổi tính nết, quan tâm, yêu thương con dâu. Bà hay gọi điện thoại thăm hỏi cháu và hỏi sức khỏe con dâu, hỏi chị có còn đau dạ dày không, để bà hái lá thuốc gửi vào; hỏi chị thích ăn món quê thì bà tài trợ lâu dài, gửi nhà xe mang tới tận cửa…

Chưa bao giờ chị cảm thấy thoải mái như lúc này, không phải do mẹ chồng về quê mà chị tự do, trút gánh nặng. Chị chỉ ý thức rằng, quỹ thời gian còn lại của mẹ chồng đã bắt đầu ngắn lại, nên chuyện gì đáng quên thì cho qua. Chị cũng vui vui khi nghĩ: hình như những cố gắng của chị đã “chạm” tới mẹ chồng, mọi nhẫn nhịn không hề vô ích.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm