Tin tưởng người thân, mất cả tiền lẫn tình!
Con không quen với... nội / Ứng xử của cha mẹ khi con ăn cắp tiền giúp con nên người
Người Việt đi lao động, hoặc định cư làm việc ở nước ngoài phần lớn sống tằn tiện, chắt chiu nên khi kiếm được đồng nào thì dành dụm gửi về Việt Nam nhờ người thân giữ hộ, mua đất, mua nhà, mua vàng.
Tuy nhiên, trong mỗi gia đình có người thân là Việt kiều, hoặc người thân đi lao động ở nước ngoài, vẫn thường có những nỗi đau về sự đổ vỡ tình cảm và lòng tin. Tất cả xoay quanh chuyện quản lý đồng tiền, bản lĩnh và chất người trước thử thách của tiền bạc.
Vợ chồng Mạnh đi lao động ở Đài Loan, thống nhất với nhau rằng, hằng quý, số tiền tiết kiệm được từ lương của hai vợ chồng, gom lại gửi về Việt Nam cho bố Mạnh là ông Giỏi giữ.
Ngoài việc trích ra năm triệu đồng sinh hoạt phí cho hai đứa con của Mạnh, số còn lại, ông Giỏi gửi tiết kiệm ở ngân hàng cho con. Sổ tiết kiệm đứng tên ông Giỏi. Sau 5 năm, dù chưa hết hợp đồng lao động, nhưng vợ Mạnh xin nghỉ về thăm nhà một tháng. Trước khi về, hai vợ chồng tính toán số tiền tiết kiệm được gửi ông Giỏi sẽ rút ra để mua một miếng đất, sau này sẽ xây nhà cho thằng con lớn.
Ảnh minh họa.
|
Nào ngờ ông Giỏi bảo:
- Sổ tiết kiệm vẫn đấy, nhưng tiền chỉ có hơn một trăm triệu đồng thôi.
Vợ Mạnh té ngửa:
- Tổng số tiền chúng con gửi ông giữ là hơn 700 triệu đồng cơ mà. Con giữ sổ ghi chi tiết từng lần gửi tiền về đây, sao chỉ có hơn một trăm triệu đồng?
- Thì ông cho anh Cả mượn ba trăm triệu đồng mua ô tô chạy taxi, cho thằng em Thịnh vay khoảng ba trăm triệu đồng nữa xây nhà rồi.
Vợ Mạnh sửng sốt:
- Sao ông chưa báo gì với chúng con mà đã cho vay?
- Biết là tiền của vợ chồng chúng mày, nhưng anh em ruột nó đang cần tiền gấp thì giúp nó chứ. Chúng mày đã cần gì đến tiền!
Vợ Mạnh giận quá, nghẹn cả giọng:
- Bây giờ, chúng con cần ngay đây này!
Ông Giỏi vẫn nói cứng:
- Vợ chồng chúng mày vẫn ở bên Đài Loan lao động. Chục năm nữa mới hết hợp đồng về quê. Lúc đó hẵn hay!
Vợ Mạnh uất ức gọi điện mách chồng. Mạnh gọi điện về cho bố yêu cầu ông bảo anh và em trai Mạnh trả ngay khoản tiền vay. Nhưng họ không có tiền trả. Mạnh ngậm đắng nuốt cay bảo vợ đành phải chờ đến khi nào anh, em Mạnh trả tiền mới mua đất.
Vợ Mạnh tức giận, không kiềm chế được, gặp bố chồng nói xa xả, bị ông đuổi ra khỏi nhà. Về nhà mẹ đẻ, cô kể lể chuyện bị bố chồng lừa tiền. Bà mẹ xót con, lại đi kể khắp làng cho bõ tức. Cuối cùng, thành to chuyện, hai gia đình thông gia không nhìn mặt nhau.
Sau đó, tiền kiếm được ở Đài Loan, vợ chồng Mạnh gửi về cho mẹ vợ giữ hộ, nhưng họ vẫn thấp thỏm không yên. Sau vụ không đòi tiền được ông Giỏi, biết đâu sau này cũng khó đòi tiền bà mẹ vợ? Liệu vợ chồng Mạnh có lại mắc tiếp sai lầm cũ?
Thói đời, người ta dù giữ tiền hộ người khác, nhưng sau một thời gian, lại cứ nghĩ tiền đó như là của mình, bắt đầu suy tính cách sử dụng, xoay vòng. Khi công việc bất ngờ không như ý, tiền không hoàn lại được, sinh sứt mẻ tình cảm, thậm chí gây án. Do đó, cách tốt nhất là hãy tự quản lý đồng tiền của mình, không nên nhờ ai đó giữ hộ, quản lý hộ. Khi cần hỗ trợ người thân thì hãy trao tặng mà không cần hoàn lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cận Tết có 6 điềm báo này thì năm mới gia chủ phát tài
Vợ cũ của chồng qua đời, tôi lặng lẽ đội khăn tang và ngồi bên linh cữu: Cuộc đời chưa bao giờ nghiệt ngã đến thế
Đừng hoảng hốt khi keo 502 dính tay, mẹo hay giúp bạn gỡ keo nhanh chóng, không đau, không để lại sẹo
Tình cũ của chú rể lên sân khấu "làm trò", cô dâu tung đòn chí mạng khiến cả hôn trường cười ngả nghiêng
Chạm mặt vợ cũ của chồng tại siêu thị, tôi chỉ nói một câu khiến cô ta "đứng hình" giận tím mặt
Kem đánh răng bôi lên lược có tác dụng thần kỳ và dễ dàng giải quyết các vấn đề lâu năm