Đời sống

Chùa Cầu độc đáo ở Hội An bắc qua sông nào?

Chùa Cầu là công trình độc đáo, riêng biệt ở nước ta. Ngày nay, đây là địa điểm thu hút khách du lịch bậc nhất của thành phố Hội An.

Cá sấu chết thảm vì bị sư tử "đánh hội đồng" / Trắng răng cực nhanh chỉ bằng cách sử dụng lô hội

Chùa Cầu là một trong những công trình biểu tượng của thành phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay. Ngày nay, công trình này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, Chùa Cầu còn là nơi rất thu hút khách du lịch của thành phố Hội An. Du khách thập phương mỗi khi tới Hội An, thường ghé thăm Chùa Cầu. Ảnh: Thanh Đức.

Chùa Cầu là một trong những công trình biểu tượng của thành phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay. Ngày nay, công trình này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, Chùa Cầu còn là nơi rất thu hút khách du lịch của thành phố Hội An. Du khách thập phương mỗi khi tới Hội An, thường ghé thăm Chùa Cầu. Ảnh: Thanh Đức.

Chùa Cầu còn có tên gọi khác là Lai Viễn Kiều. Tên gọi này xuất hiện vào năm 1719 khi chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho Chùa Cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".

Chùa Cầu còn có tên gọi khác là Lai Viễn Kiều. Tên gọi này xuất hiện vào năm 1719 khi chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho Chùa Cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".

Chùa Cầu bắc ngang qua sông Thu Bồn. Đây là dòng sông mang tính biểu tượng của người dân xứ Quảng, từng nhiều lần trở thành cảm hứng thi ca. Ngày nay, với tầm quan trọng về đa dạng sinh học và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn là khu dự trữ sinh quyển lớn của nước ta.

Chùa Cầu bắc ngang qua sông Thu Bồn. Đây là dòng sông mang tính biểu tượng của người dân xứ Quảng, từng nhiều lần trở thành cảm hứng thi ca. Ngày nay, với tầm quan trọng về đa dạng sinh học và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn là khu dự trữ sinh quyển lớn của nước ta.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt với nguyên liệu chủ đạo là gỗ (trừ phần móng làm bằng gạch, đá). Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt với nguyên liệu chủ đạo là gỗ (trừ phần móng làm bằng gạch, đá). Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông.

Chùa Cầu còn được gọi là Cầu Nhật Bản vì thương nhân Nhật Bản tại Hội An từng góp tiền để xây dựng cây Chùa Cầu độc đáo này. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Từ năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Chùa Cầu còn được gọi là Cầu Nhật Bản vì thương nhân Nhật Bản tại Hội An từng góp tiền để xây dựng cây Chùa Cầu độc đáo này. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Từ năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Theo Cổng thông tin Du lịch Hội An, ngày 17/2/1990, Chùa Cầu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

Theo Cổng thông tin Du lịch Hội An, ngày 17/2/1990, Chùa Cầu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

 

Ai đi phố Hội Chùa Cầu / Để thương để nhớ để sầu cho ai / Để sầu cho khách vãng lai / Để thương để nhớ cho ai chịu sầu. Đó là 4 câu thơ nổi tiếng được người dân xứ Quảng thuộc lòng mỗi khi nhắc đến Chùa Cầu.

Ai đi phố Hội Chùa Cầu / Để thương để nhớ để sầu cho ai / Để sầu cho khách vãng lai / Để thương để nhớ cho ai chịu sầu. Đó là 4 câu thơ nổi tiếng được người dân xứ Quảng thuộc lòng mỗi khi nhắc đến Chùa Cầu.

Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa..

Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa..

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm