Người lao động phải cách ly y tế có được chi trả BHXH
Đà Nẵng: Ca dương tính ngày 30/5 đã được cách ly tập trung từ ngày 15/5 / Bộ Y tế thông tin về đột biến gene SARS-CoV-2 biến thể Ấn Độ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này đã tác động mạnh tới thị trường lao động và sản xuất kinh doanh, tấn công trực tiếp vào các khu công nghiệp nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, sử dụng một lượng lớn lao động, nhất là tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.
Tâm chấn của dịch COVID-19 rơi vào các khu công nghiệp tại Bắc Giang đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Theo quy định tại khoản 3 điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động ngừng việc do dịch bệnh nguy hiểm thì được người sử dụng lao động trả lương ngừng việc. Mức lương ngừng việc theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu trong 14 ngày nghỉ việc đầu tiên.
Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH nhận định, thời gian cách ly y tế thực tế có thể kéo dài trên 14 ngày theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của người lao động và gia đình họ do phải cách ly y tế, Bộ LĐ-TB&XH đang đề xuất Chính phủ xem xét, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động phải cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 2 điều kiện đối với địa phương và người lao động để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi cách ly.
Với người lao động, những người này phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tháng liền kề trước khi nghỉ việc vì cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19, có giấy tờ liên quan việc phải cách ly y tế như "quyết định cách ly y tế"...
Đối với địa phương, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra 2 phương án: Phương án 1 là tại thời điểm áp dụng chính sách, địa phương có số ca dương tính với SARS-CoV-2 bằng 0,1% dân số trở lên; Phương án 2 là tại thời điểm áp dụng chính sách, địa phương có tỷ lệ người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng 0,1% trở lên.
Mức hưởng chế độ sẽ bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội về mức hưởng chế độ ốm đau.
Bộ LĐ-TB&XH tính toán, với tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 là 5,6 triệu đồng/tháng thì mức hưởng chế độ trong trường hợp này là 175.000 đồng/ngày.
Bộ LĐ-TB&XH lưu ý, trong trường hợp hỗ trợ 300.000 người lao động trong 21 ngày cách ly (tương ứng với 18 ngày làm việc), số tiền hỗ trợ ước tính là khoảng 945 tỷ đồng, bằng 7,4% kết dư quỹ ốm đau và thai sản hiện nay.
Đề xuất này của Bộ LĐ-TB&XH là hết sức kịp thời và hợp lý. Ngoài chuyên môn lĩnh vực của BHXH, chính sách này sẽ giúp sức cho việc phục hồi sản xuất tại các doanh nghiệm, chăm sóc lực lượng lao động, giúp doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn do đại dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người