Chữa vết bỏng và vết thương với lá cây thuốc bỏng
Thịt lợn 'đại kỵ' với những món này, đừng nấu chung kẻo rước họa vào người / Không chỉ dùng tươi, lá đinh lăng phơi khô cũng có những công dụng bất ngờ này
Theo Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, cây thuốc bỏng còn có tên goị khác là cây sống đời, diệp sinh căn, trường sinh hay đả bất tử, thuộc giống cây cỏ, sống lâu năm, cao từ 40 đến 60 cm. Thân cây tròn, nhẵn, có đốm tía; lá mọc đối, phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây thuốc bỏng là lá cây. Dược liệu lá thuốc bỏng thu hái quanh năm và thường được dùng tươi. Trong y học cổ truyền, lá thuốc bỏng có công năng kháng khuẩn, cầm máu, tiêu viêm và giảm đau.
Lá thuốc bỏng được dùng chữa bỏng, vết thương, đau mắt đỏ, lở ngứa, mặt sưng đỏ, chảy máu, ngộ độc, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu. Phương thức tiến hành là sắc uống trong hoặc đắp ngoài với liều dùng từ 20 đến 40g, thường dùng tươi.
Trong y học Ấn Độ, lá thuốc bỏng sao qua được dùng đắp trị vết thương bầm tím, nhọt và vết cắn của côn trùng độc. Khi dùng để đắp vết thương đụng giập, lá thuốc bỏng có hiệu quả tốt ngăn ngừa các hiện tượng sưng tấy, thâm tím và làm mau liền các chỗ rách. Dạng thuốc đắp và bột rắc có tác dụng chữa vết loét. Lá thuốc bỏng cũng được dùng dưới dạng dịch ép để trị tiêu chảy và bệnh sởi.
Ở Đông Nam Á, công dụng chủ yếu của lá thuốc bỏng là điều trị nhọt, vết thương bỏng, chốc đầu và bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
Ở Indonesia, lá dùng uống làm thuốc lợi tiểu, dùng ngoài trị lở loét, đau lưng, đau chân và đôi khi dùng đắp trị đau mắt hoặc nhức đầu; nước sắc uống trị sốt và phù, cao chiết với nước từ bột lá khô lại có công dụng chữa trĩ. Lá thuốc bỏng sao khô có trong thành phần một số chế phẩm phối hợp nhiều vị được dùng đắp lên vết loét trong bệnh phong và điều trị những rối loạn về vận động, dịch ép của lá thoa lên trán giúp giảm sốt.
Ở Malaysia, lá thuốc bỏng vò nát đắp lên trán có công dụng trị nhức đầu, đắp lên ngực lại có công dụng trị ho và đau. Ở Brunei, nước hãm lá uống có công dụng trị sốt. Ở Philippin, lá thuốc bỏng có công dụng làm săn, giúp kháng khuẩn và trị sâu bọ cắn. Lá tươi giã nát thường được đắp để trị vết bỏng và nhọt. Dịch ép lá trị tiêu chảy, lỵ, bệnh dịch tả và lao phổi. Lá cũng được dùng làm thuốc đắp nóng trị sai khớp, chai tay chân. Một số quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia dùng lá thuốc bỏng tươi dể điều trị bên ngoài cho các vết bỏng, vết thương, chốc đầu, nhọt, bệnh ngoài da, chai tay chân và điều trị viêm mắt, đờm rãi, thấp khớp, đau dây thần kinh.
Cây thuốc bỏng (Hình minh họa: ykhoaviet.vn)
Bài thuốc có thuốc bỏng trong y học dân gian:
Chữa mẩn ngứa: Lá thuốc bỏng, nghễ răm, lá ké, bồ hòn, nấu nước xông và tắm. Kết hợp dùng lá ké sắc uống hoặc lá ké tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu ngâm đậu đen.
Chữa lỵ, trĩ: Lá thuốc bỏng và rau sam, mỗi vị từ 5 đến 6g nhai sống hay sắc uống. Nếu lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa và giã lá thuốc bỏng đắp.
Chữa bỏng lửa, bỏng nước: Lá thuốc bỏng giã nhỏ, thêm rượu cho ướt, đắp lên vết thương, cách 2 giờ thay một lần.
Chữa viêm họng: Ăn 10 lá thuốc bỏng chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.
Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: Lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống.
Chữa mất sữa ở phụ nữ hoặc chứng mất ngủ: Sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá thuốc bỏng.
Bài thuốc giải rượu: Khi say rượu ăn 10 lá thuốc bỏng, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu.
Chữa viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá thuốc bỏng, lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày từ 4 đến 5 lần. Nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này cũng có thể dùng cho người bị chảy máu cam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 28/1, 3 con giáp sau đây sẽ mở ra thời kì đỉnh cao của cuộc đời, may mắn ập đến bất ngờ
5 khu rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam: Có diện tích 720km2 và nằm trong diện bảo tồn thuộc 3 tỉnh
Cuối tháng 1, những sự kiện vui vẻ sẽ đến với 4 con giáp sau, tình duyên thắm nồng, sự nghiệp ‘lên hương’