Chuyện gì xảy ra nếu đau bụng khi mang thai tháng đầu?
5 bài tập đánh tan mỡ bụng, hiệu quả ngay cả với người lười / Không ngờ phần bỏ đi của quả xoài lại nhiều công dụng tốt đến vậy
Giai đoạn đầu thai kỳ là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với những phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc có các biến chứng khi mang thai lần trước đó. Hãy nhớ rằng mỗi lần mang thai là mỗi lần khác biệt. Do đó, bạn nên chú ý đến thói quen và lối sống của mình để đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
1. Đau bụng khi mang thai tháng đầu tiết lộ điều gì?
Mức độ đau bụng trong giai đoạn này cũng giống như khi bạn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này là do xương chậu và tử cung co bóp. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên này nhiều hơn bên còn lại. Đôi khi, mẹ bầu cũng sẽ thấy đau khi đứng quá lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng lên.
Mỗi phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy đau theo những cách khác nhau. Đó có thể là do cơn đau bất ngờ ở các cơ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc khác. Đối với các chuyên gia y tế, những cơn đau bụng lâm râm khi mới mang thai tháng đầu là dấu hiệu cho thấy tử cung đang bị áp lực lớn.
Tuy nhiên, những sự thay đổi này là cần thiết cho những tháng tới trong thời gian mang thai. Đau bụng khi mang thai tháng đầu là một triệu chứng không thể tránh khỏi trong quá trình này. Dù việc chịu đựng cơn đau không dễ nhưng nếu biết nguyên nhân thì bạn sẽ dễ vượt qua hơn.
2. Lưu ý dấu hiệu đau bụng khi mang thai tháng đầu
2.1. Thai 5 tuần đau bụng âm ỉ
Theo nhiều chuyên gia, có hơn 80% bà bầu rơi vào tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu bụng. Điều này khiến không ít mẹ lo lắng đây là hiện tượng nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng nhận định rằng hiện tượng mang thai tuần thứ 5 bị đau bụng là bình thường nếu không có các dấu hiệu khác đi kèm. Mặc dù mang thai tuần thứ 5 bị ra máu được nhận định là hiện tượng không nguy hiểm nhưng không phải vì vậy mà bà bầu có thể chủ quan.
Đặc biệt nhất là khi xảy ra rủi ro vì bị đau bụng khi mang thai tháng đầu kèm với những triệu chứng:
- Đau bụng dữ dội, xuất huyết ra máu vón cục, đỏ sẫm
- Đau bụng từng cơn và ngày một tăng, không có xu hướng giảm
- Đi ngoài và buồn nôn, dịch nhầy như bã cà phê
- Cơ thể mệt mỏi, choáng váng và ngất xỉu
Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị nhanh nhất. Đây là những triệu chứng cho thấy bạn có nguy cơ bị động thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
2.2. Thai 6 tuần đau bụng lâm râm
Nếu mang thai tuần thứ 6 bị đau bụng quặn thắt, khu vực đau gần tử cung và kèm theo nhiều triệu chứng như buồn nôn, chảy máu,...thì bà bầu cần cẩn trọng vì đây là dấu hiệu cảnh báo một số nguy hiểm trong những tuần đầu của thai kỳ như sảy thai, mang thai ngoài tử cung.
Đau một bên bụng ở tuần thứ 6 có thể xảy ra ở bên trái hoặc phải. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn gây nhiều nguy hiểm cho mẹ mang thai như khối u, viêm ruột thừa cấp. Khối u ở mẹ bầu thường là khối u buồng trứng hoặc u nang tử cung...Bà bầu mang thai tuần thứ 6 bị đau tức bụng dưới có thể đang mắc một số vấn đề về tiêu hoá như khó tiêu hoặc táo bón.
Nguyên nhân chủ yếu vì sự thay đổi hormone ở những tháng đầu của thai kỳ nên quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và kích thước tử cung giãn nở chèn ép trực tràng nên khiến mẹ luôn có cảm giác đầy bụng và táo bón.
Hiện tượng đau buốt bụng dưới khi tiểu tiện cho thấy mẹ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu số lần đi tiểu đêm tăng lên thì mẹ cũng cần lưu ý đến sức khỏe của thận.
2.3. Đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng đầu
Đối với nhiều người, đau bụng khi mang thai tháng đầu là một điều bình thường nhưng với một số người, đây lại là dấu hiệu đáng lo ngại.
Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của sảy thai. Ngoài ra, đau bụng còn cho thấy trứng thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà ở một nơi nào đó trong xương chậu. Dẫn đến làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
2.4. Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ
Đau bụng dữ dội, âm đạo ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng, mệt mỏi, ngất xỉu, suy kiệt do chảy máu trong.
Bụng đau từng cơn, cơn đau ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm. Các cơn đau đến dồn dập nối tiếp nhau, sau đó đột ngột biến mất. Nếu kèm theo tình trạng ra máu tươi và vón cục thì rất có thể mẹ bầu đang gặp hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Nếu gặp các tình huống trên, các mẹ nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
3. Các dấu hiệu nên lo lắng nếu bạn bị đau bụng khi mang thai tháng đầu
Đối với nhiều người, đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu là một điều bình thường nhưng với một số người, đây lại là dấu hiệu đáng lo ngại. Đau bụng có thể là dấu hiệu ban đầu của sảy thai. Ngoài ra, đau bụng còn cho thấy trứng thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà ở một nơi nào đó trong xương chậu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Bạn nên lưu ý khi có các tình trạng như:
- Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê đồng thời có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.
- Đau bụng từng cơn, cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Khi đó, mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, chỉ một số ít phụ nữ có hai hoặc nhiều lần sảy thai: khoảng 25% phụ nữ bị đau bụng trong vài tuần đầu của thai kỳ và khoảng 10% có xu hướng sẩy thai. Sảy thai trong tuần thứ 4 của thai kỳ xảy ra ngẫu nhiên và có thể không gây ra biến chứng nào. Do đó, ở lần mang thai tiếp theo, bạn có thể mang thai và sinh con bình thường.
4. Khi nào những cơn đau sẽ biến mất?
Tình trạng đau bụng khi mang thai tháng đầu sẽ được cải thiện khi tử cung và xương mở đủ rộng trong vùng chậu. Điều này có thể khiến các cơ và dây chằng chịu thêm áp lực, nên gây mệt mỏi.
Tuy nhiên, các cơn đau bụng có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ tùy thuộc vào cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tình trạng đau bụng dưới ở từng giai đoạn thai kỳ là do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng này để có thể giảm bớt lo lắng khi các cơn đau cứ xuất hiện liên tục.
*Biện pháp giúp vượt qua đau bụng khi mang thai tháng đầu:
- Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.
- Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào.
- Vận động thường xuyên. Tập các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu để ngăn ngừa các cơn đau trở nên trầm trọng.
- Xoa bóp nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Mang thai là thời gian bà bầu thường bị táo bón. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm, bánh mì trắng và mì ống với lượng vừa phải.
- Khi ngồi, dùng một chiếc ghế thấp để kê chân.
- Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
- Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước trong giai đoạn này.
Mẹ nên thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể biết được thai nhi có các dấu hiệu đáng lo ngại hay có đang phát triển có khỏe mạnh hay không. Cân nặng của thai nhi sẽ giúp ích một phần cho mẹ dễ theo dõi tình trạng của con thông qua việc so sánh với bảng cân nặng thai nhi chuẩn của WHO (2018). Ngoài ra, việc thăm khám thường xuyên còn giúp mẹ điều chỉnh được cân nặng của mình một cách hợp lí thông qua các lời khuyên của bác sĩ về các chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Nếu bị đau bụng khi mang thai tháng đầu, bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, bạn nên nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tăng lên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám. Một số dấu hiệu đau khi mang thai có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm của thai kỳ
Dư nước ối có nguy hiểm hay không là điều mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Dư ối là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối vượt quá chỉ số ối bình thường. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi. Vậy thì nguyên nhân do đâu và phải khắc phục như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần thiết về hiện tượng này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần