Chuyên gia chất độc: "3 bộ phận rất độc của cá nhiều người mê nhưng tôi chê không bao giờ ăn"
Phụ nữ muốn trì hoãn lão hóa: Hãy ăn 4 loại estrogen tự nhiên thường xuyên để trẻ đẹp, tràn đầy nữ tính / Loại quả bổ máu, tăng sinh collagen đang bán đầy chợ Việt, chị em không tận dụng sẽ phải tiếc hùi hụi
Cá là thực phẩm bổ dưỡng và được các chuyên gia khuyến khích nên ăn đều đặn để có thể tăng cường sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng nên ăn, bởi có một vấn đề đáng lo ngại là tồn dư hàm lượng kim loại nặng.
Chuyên gia Tan Dunci, y tá khoa độc chất lâm sàng của Linkou Chang Gung Bệnh viện Memorial, Đài Loan (Trung Quốc)được mệnh danh là “bà đỡ đầu của chất độc học” mới đây đã chia sẻ trong một chương trình y tế rằng cô có quy tắc 3 không khi ăn cá.
1. Không ăn cá lớn
Chuyên gia Tan Dunci cho biếtkhông bao giờ ăn các loại cá lớn vì hàm lượng thủy ngân cao.Các cơ quan y tế của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đài Loancũng khuyến cáo người dân không nên ăn nhiều cá ngừ, cá kiếm, cá mập và cá nhiều dầu vì hàm lượng kim loại trong các loại cá này rất cao. Riêng phụ nữ mang thai và trẻ emcàng nên hạn chế ăn để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Chuyên gia Tan Dunci nhắc nhở rằng cá lớn chứa hàm lượng kim loại nặng cao nên phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn quá nhiều.
2. 3 bộ phận của cá không ăn
Đặc biệt, chuyên gia Tan Dunci cho biết cô không bao giờ ăn 3 bộ phận của cá lớn gồm: Đầu cá, da cá và nội tạng cá vì kim loại nặng rất dễ tích tụ trong đó. Tuy nhiên, chuyên gia Tan Duncinhấn mạnh rằng đây là ám chỉ "cá lớn" còn những loại cá nhỏ, cô vẫn khuyến khích mọi người nên ăn cả con chẳng hạn như cá thu.
Chuyên gia chất độc học cũng tiết lộ rằng khi nấu cá hồi, côthường loại bỏ da.Một nghiên cứu ở Mỹcho thấy chiên cá hồi bỏ da giúp giảm 40% kim loại nặng so với chiên cả cá hồi còn da.Cá hồi là loại cá bổ dưỡng thường được biết đến với tác dụng tốt cho não bộ nên các bậc phụ huynh hay cho trẻ nhỏ ăn. Tuy nhiên, có lẽ mọi người nên cân nhắc việc loại bỏ phần da cá trước khi cho con ăn.
Tan Dunci tiết lộ cô luôn bóc bỏ phần da cá hồi để giảm hàm lượng kim loại nặng. (Ảnh minh họa)
3. Không ăn cá sống
Cuối cùng, chuyên gia Tan Dunci cho biết bản thân không phải là người thích ăn hải sản sống. Mặc dù công nghệ đông lạnh hiện nay rấtphức tạp và cá được đông lạnh nhanh chóng ngay khi được vớt lên, giúp bảo quản độ tươi tốt nhất nhưng hải sản sống rất dễ bị va chạm và hư hỏng, có thểbịrách da trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, vi khuẩn sẽ xâm nhập ngay khi da bị rách.
Nếu muốn tránh tình trạng rách da cá khiến vi khuẩn xâm nhập, những người đánh bắt có thểphải sử một số loại thuốc. Do đó, chuyên gia Tan Dunci khuyên mọi người vẫn nên ăn cá nấu chín,tập trung vào cá nhỏ. Cách để nhận biết cá nhỏ là những loại cá chỉ tobằng lòng bàn tay của bạn hoặc nếu bạn có thể nhìn thấy "đầu và đuôi" trên đĩa thì được coi là cá nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người