Loại quả bổ máu, tăng sinh collagen đang bán đầy chợ Việt, chị em không tận dụng sẽ phải tiếc hùi hụi
Ngắm gương mặt thiên thần, body 'ác quỷ' của hot girl quyến rũ số 1 Malaysia / Bạn trai từng có một đời vợ không khiến tôi sốc bằng việc biết cách anh đối xử với con riêng
Theo BS Đông y Nguyễn Hữu Trường (làm việc tại TP.HCM), trong Đông y, quả dâu tằm có tên thuốc là tang thầm, vị ngọt, tính hàn, không độc, đi vào 2 kinh can và thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, trừ gió độc, an thần ích trí, sinh tân chỉ khát, nhuận tràng thông tiện, thính tai sáng mắt, làm đen râu tóc...
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, dâu tằm được xem là một vị thuốc quý nhờ nguồn nước dồi dào với rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đặc biệt là Anthocyanin được tìm thấy trong dâu tằm có đặc tính chữa một số bệnh.
Theo Stylecraze, dâu tằm rất giàu chất dinh dưỡng với nguồn protein dồi dào, 85g dâu tằm có chứa 9g protein. Dâu tằm là nguồn tuyệt vời cung cấp chất sắt, canxi, vitamin A, C, E, K, Folate, thiamine, Pyridoxine, Niacin và chất xơ. Dâu tằm cũng rất giàu chất chống oxy hóa như Resveratrol. Chúng đều rất bổ máu.
Ngoài công dụng dưỡng huyết, làm sạch và trẻ hóa nội tạng, ăn dâu tằm đều đặn còn tăng sinh collagen cho làn da căng bóng. Điều này là nhờ sự hiện diện của các chất chống oxy hóa, nguồn vitamin A, C, E dồi dào.
Để làm thuốc bổ máu, cho làn da luôn tràn đầy collagen, khuyên chị em nên dùng theo một trong 3 cách sau:
- Cách 1: Dâu tằm tươi chín 50g, đường phèn vừa đủ. Dâu tằm rửa sạch, đem sắc lấy nước uống, cho thêm đường phèn vào.
- Cách 2: Quả dâu tằm chín đỏ, câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, tất cả có liều lượng tương đương đem ngâm với rượu. Mỗi lần uống một chén nhỏ.
- Cách 3: Dâu tằm tươi 60g, cho vào ấm đem sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.
Ngoài cách bổ sung từ dâu tằm đang chính vụ, chị em có thể tham khảo một số sản phẩm tăng sinh collagen có sẵn ngoài thị trường cũng rất tốt. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm gợi ý: Collagen Elasten, collagen ALFE White Program, collagen dạng nước Collagen AFLE Beauty Conc...
Không chỉ giúp bổ máu, tăng sinh collagen, dùng dâu tằm theo những cách này còn giúp đen mượt tóc, duy trì giấc ngủ ngon, ngủ sâu. Chị em sẽ trẻ khoẻ thấy rõ từ trong ra ngoài. Nhất là làn da có độ đàn hồi tốt hơn, ngày càng săn chắc, khoẻ mạnh, hồng hào.
Ngoài ra, dâu tằm có thể làm thuốc hỗ trợ chữa nhiều bệnh theo những cách dưới đây
- Người bị đau nhức xương khớp, đau lưng gối, hoa mắt, suy nhược cơ thể, hay quên, chóng mặt, táo bón:Ăn dâu tằm chín thường xuyên mỗi ngày sẽ giảm những triệu chứng này.
- Cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon, ngủ sâu:Dâu tằm tươi 60g, cho vào ấm đem sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:Dâu tằm tươi 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Tất cả bỏ vào ấm, sắc với 500ml đến khi còn 150ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày.
- Khó tiêu, bụng đầy hơi:Dâu tằm 10g, bạch truật 6g. Tất cả đem vào đun sôi với 500ml nước, uống làm 3 lần trong ngày.
- Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi tay ở người lớn:Lá dâu non đem nấu canh với tôm, tép để ăn hàng ngày sẽ cải thiện chứng bệnh ra mồ hôi.
- Mắt đau, viêm màng kết mạc mãn tính:Lá dâu đem nấu lấy nước và xông vào mắt sẽ giúp giảm viêm đau mắt.
- Làm thuốc bổ, cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng:Quả dâu tằm chín đỏ, câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, tất cả có liều lượng tương đương đem ngâm với rượu. Mỗi lần uống một chén nhỏ.
- Làm nước dâu tằm giải nhiệt, thanh lọc cơ thể mùa hè:Dâu tằm rửa sạch, để ráo. Cứ một lớp dâu chúng ta lại rải lên trên một lớp đường với tỷ lệ tương đương 2kg dâu tằm 1kg đường. Để dâu như vậy sau một ngày cho tan hết đường, lọc lấy nước, đun sôi cho đến khi ra dạng sền sệt, có mùi thơm. Bắc xuống bếp để nguội, sau đó để tủ lạnh uống dần.
5 điều lưu ý khi tiêu thụ quả dâu tằm
Tuy rất hiếm, nhưng quả dâu tằm cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là những quả dâu giập nát hư hỏng hay có dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Vì dâu tằm có tính bình nên cố gắng không ăn chung với mướp đắng, cà chua, hạt dẻ nước nếu không sẽ gây lạnh bụng.
Những người tỳ vị hư nhược, phân lỏng không nên ăn dâu tằm.
Dâu tằm có tính hàn nên những người bị hạ đường huyết, sôi bụng, tiêu chảy, viêm dạ dày… không nên ăn nhiều.
Trong nước quả dâu tằm có chứa chất tanin vì thế không nên dùng các loại nồi đồng, sắt, nhôm để nấu vì sẽ phân hủy tannin, gây ra các phản ứng hóa học gây ngộ độc. Chỉ nên nấu dâu tằm trong nồi tráng men, thủy tinh hoặc nồi đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi cuối tuần này (18-19/1): Top 3 con giáp thăng hoa trong công việc, may mắn bủa vây
Cuối tháng 1: Vận may bùng nổ, 3 con giáp đón "Thần Tài" gõ cửa, làm giàu không còn là giấc mơ!
3 con giáp đón vận may rực rỡ sau ngày 19 tháng 12 âm lịch (tức 18/01/2025 dương lịch)
Mở cửa nhà, tôi bàng hoàng khi thấy mẹ chồng cũ nằm co ro trên bậc thềm suốt đêm, lời cầu khẩn sau đó khiến tôi chết lặng
Một loại cây đặc biệt nên trồng trước nhà, vừa tốt phong thủy lại giúp kiếm tiền từ nụ hoa, giá trị cao 140 nghìn đồng/kg
Nỗi ám ảnh của người vợ trẻ: Mỗi ngày đều phải chứng kiến chồng thắp hương cơm canh cho vợ cũ