Chuyên gia khuyên bạn: Bực đến mấy cha mẹ cũng không nên mắng con vào thời điểm này
Sợ mất quyền nuôi con, chán chồng vẫn không dám bỏ / Tại sao con dâu lại "khó chịu" với cách nuôi con của mẹ chồng?
Mắng trẻ trước bữa ăn
Thông thường, các bữa ăn có đủ thành viên trong gia đình là cơ hội tốt để mọi người gần gũi, thấu hiểu, chia sẻ với nhau được nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp gia đình hòa thuận và hạnh phúc, mà còn đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục trẻ em.
Nhưng nếu cha mẹ bắt đầu khiển trách đứa trẻ vào lúc này, thì bé sẽ cảm thấy rằng không khí thoải mái của gia đình bị phá hủy. Bị mắng mỏ, dạy dỗ trong bữa ăn chỉ khiến trẻ muốn ăn thật nhanh và rời khỏi đó, hơn nữa sẽ làm bé miễn cưỡng giao tiếp và giao tiếp với cha mẹ. Từ đó điều này sẽ dẫn đến sự sứt mẻ tình cảm của trẻ em và cha mẹ chúng, làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Ảnh minh họa
Đừng mắng khi con không chào người lớn
Các nhà tâm lý cho rằng những đứa trẻ biết chủ động nói lời chào hỏi sẽ dễ gây thiện cảm với mọi người hơn và sẽ dễ thích nghi với xã hội sớm hơn. Điều này làm tăng khả năng thành công sẽ đến sớm hơn với những trẻ em này.
Nhưng một số trẻ, có tính cách nhút nhát, ngại ngùng khi đối diện với người lạ nên thường tỏ ra né tránh, không chào hỏi dù được nhắc nhở. Với những bé như vậy, cha mẹ không nên trách mắng con hay tỏ ra thất vọng, bởi cha mẹ càng phản ứng tiêu cực, con sẽ càng tự ti. Do đó bạn đừng vội vàng gắn cho con cái mác không lễ phép trong tình huống này!
Thay vào đó, cha mẹ nên giảng giải cho con về việc tại sao nên chào hỏi mọi người, nhất là người lớn tuổi khi gặp mặt, tại sao nên cởi mở và cách để tạo thiện cảm với người xung quanh ra sao…Bạn nên nhớ, trước khi trẻ 5 tháng tuổi, bất cứ ai cũng có thể bế, nhưng từ 5 tháng tuổi trở đi, ngoại trừ mẹ và những người thân, ai bế bé cũng đều khóc.
Chúng ta đều biết lúc trẻ biết lạ và khóc là phản ứng để tỏ rõ sự lo lắng. Nỗi lo lắng này sẽ dần mất đi sau khi bé tròn tuổi nhưng không biến mất hoàn toàn cho tới khi lên 3 hoặc 4. Đây là cột mốc quan trọng trong sự phát triển tâm lý cho thấy trẻ dần bắt đầu có ý thức "tôi". Bởi lúc này chúng bắt đầu học cách phân biệt người quen, người lạ và bắt đầu hiểu sự tự bảo vệ.
Tất nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con có phép tắc, lịch sự, biết chào hỏi khi gặp người lớn, nhưng trẻ con vẫn chưa hiểu đó là một nghi thức xã hội cần có. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên dạy trẻ những quy tắc giao tiếp giữa các cá nhân và từ từ hướng dẫn trẻ.
Bố mẹ phải là tấm gương tốt
Muốn giáo dục con tốt, cha mẹ phải là tấm gương tốt, muốn dạy con cách chào hỏi lễ phép, đầu tiên bạn cần có thái độ khoan dung và kiên nhẫn. Nếu ngay lúc đó trẻ thực sự không muốn, hãy tôn trọng trẻ và giải thích dần cho trẻ hiểu sau đó.
Ngoài ra, khi gặp trẻ hãy bạn hãy chào trẻ trước, cho trẻ thấy rõ sự thiện cảm và nồng ấm từ phía mình. Và từ đó, trẻ sẽ vui vẻ chào hỏi mọi người và tạo thành thói quen tốt sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bi kịch gia đình: Chồng vào bếp, vợ đi làm, mẹ chồng bỗng chốc nổi giận – Không khí gia đình căng thẳng vì một câu nói trẻ con
Cuối năm 2024: 4 con giáp gặp may mắn nhân đôi, quý nhân phù trợ, tài lộc vượng phát
Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
Phát hiện bình nóng lạnh có 4 dấu hiệu này phải ngưng dùng ngay lập tức kẻo gây cháy nổ nguy hiểm
Mâu thuẫn gia đình căng thẳng: Mẹ chồng bỏ đi, bố chồng ép con dâu cầu hòa trong nước mắt