Chuyên gia mách bạn cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả
Mẹo nấu mướp xào tôm thơm ngon, trắng tinh, ai cũng thích / Những mẹo hữu ích giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng
Hôi miệng có thể do viêm răng, lợi, do vi trùng, virus gây ra; thứ hai là có thể do viêm mũi, viêng xoang, viêm họng; thứ ba là do viêm loét dạ dày, tá tràng thể nhiệt; thứ tư là do bệnh gan, bệnh thận hay bệnh ung thư. Ngoài ra, hôi miệng có thể do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc do dùng một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu…
Dùng lá bàng
Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, để điều trị hiệu quả chứng hôi miệng cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Trong đó có rất nhiều bài thuốc từ cây lá vườn nhà dễ tìm, xử trí đơn giản mà hiệu quả.
Ví dụ với những người bị hôi miệng do viêm răng lợi có thể dùng bài thuốc từ lá bàng: Lấy khoảng 1kg lá bàng bánh tẻ, rửa sạch đem đun với 4 lít nước, cho thêm chút muối (lượng muối tương đương như nấu canh). Đun đến khi còn 0,5-1 lít nước. Dùng nước này xúc ngậm ít nhất 2 lần/ngày, ngậm 10-15 phút rồi nhổ đi. Nước này có thể để nguội rồi cho vào tủ lạnh dùng dần.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, lá bàng có chứa nhiều chất hóa học có tác dụng diệt khuẩn, sát khuẩn rất tốt, do đó, lá bàng cho hiệu quả cao trong việc làm lành các vết loét miệng, viêm da, diệt khuẩn, trị sâu răng, trị viêm họng, chữa mụn mủ, mụn đầu đinh, bệnh phụ khoa...
Còn đối với những người bị hôi miệng do viêm loét dạ dày, tá tràng thể nhiệt, có thể uống nước bột sắn dây sống, uống nước rau má, rấp cá; Hay hôi miệng do ăn tỏi, do hút thuốc có thể dùng cách đơn giản là dùng vỏ chanh chà xát hoặc uống nước chanh, nhai vỏ chanh...
Cách chữa hôi miệng:
Dùng chỉ nha khoa: Chải răng không thể loại bỏ được thức ăn và các mảng bám trong kẽ răng vì thế việc sử dụng chỉ nha khoa rất hiệu quả khi làm sạch thức ăn còn bám trong kẽ răng.
Làm sạch lưỡi: Trong khoang miệng, bạn không chỉ vệ sinh răng mà còn phải vệ sinh lưỡi vì lưỡi cũng có chứa nhiều vi khuẩn. Làm sạch cả răng và lưỡi sẽ giúp bạn cải thiện hơi thở có mùi.
Uống nhiều nước: Cơ thể cần phải được cung cấp đủ nước để đảm bảo một sức khỏe tốt và cũng là để giảm nguy cơ hôi miệng. Những người bị khô miệng do bệnh lý nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Có chế độ ăn uống khoa học: Những người hơi thở có mùi cần tránh những loại hoa quả, hành tỏi và những đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm có chứa nhiều đường,..
Lấy cao răng 6 tháng/lần để loại bỏ yếu tố gây khiến hơi thở có mùi.
Những bệnh nhân bị bệnh do các loại bệnh lý khác như bệnh trào ngược dạ dày - tá tràng, bệnh gan,… thì cần phải điều trị dứt điểm. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp điều trị hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài