Đời sống

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên thay bàn chải sau khi khỏi bệnh

Tiến sĩ, bác sĩ Gary Liu (đang làm việc tại California, Mỹ) cho biết để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi trùng, bạn nên thay hoặc khử trùng bàn chải đánh răng sau khi khỏi bệnh.

Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi bệnh? / Ăn nhiều chất béo có bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm?

Trả lời The Huffington Post, tiến sĩ, bác sĩ Gary Liu cho biết để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi trùng, bạn nên thay hoặc khử trùng bàn chải đánh răng sau khi khỏi bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp trước đó bạn mắc phải các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, mụn rộp miệng, viêm họng, liên cầu khuẩn…

Giải thích rõ hơn, bác sĩ Liu cho hay tùy vào loại vi trùng cụ thể, chúng có thể sống trên bàn chải đánh răng của chúng ta trong khoảng 24 giờ, thậm chí vài tuần. Ví dụ, vi rút cúm có thể tồn tại trên bàn chải đánh răng tới 3 ngày, do đó khiến bạn có nguy cơ bị tái nhiễm.Thông tin từ Hiệp hội Nha khoa Mỹ cũng cho hay bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần vì lúc đó lông bàn chải có thể đã bị mòn và tích tụ nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên, thời gian này nên rút ngắn hơn nếu bạn bị bệnh.

Nên sử dụng bàn chải có lông mềm để loại bỏ mảng bám và thức ăn trên răng miệng. Ảnh minh họa

Chuyên gia hướng dẫn khử trùng bàn chải

Nếu không muốn vứt bàn chải đánh răng đi sau mỗi lần bệnh, bạn cũng có thể tự khử trùng bàn chải. Tiến sĩ, bác sĩ David Frank (đang làm việc tại Texas, Mỹ) gợi ý rằng: "Bàn chải đánh răng có thể được làm sạch bằng cách ngâm trong nước súc miệng kháng khuẩn, dung dịch muối nở (baking soda), hoặc dung dịch vệ sinh răng chuyên dụng khác".Bác sĩ Frank cũng lưu ý không nên đun sôi bàn chải đánh răng, nhiệt độ cao có thể khiến chúng bị hỏng. Ngoài ra, nếu dùng bàn chải điện, bạn nên tháo đầu ra khỏi đế trước khi khử trùng.

Cùng quan điểm này, tiến sĩ, bác sĩ Lauren Becker (đang làm việc tại New York, Mỹ) cũng chia sẻ thêm về cách làm sạch bàn chải đánh răng sau các bước sử dụng hằng ngày."Bạn nên xả bàn chải dưới vòi nước ấm nóng, chà xát ngón tay cái dọc theo lông bàn chải và rửa lại bằng nước, sau đó luôn để bàn chải khô tự nhiên ở nơi thoáng khí mà không đậy nắp, để tránh vi khuẩn sinh sôi", bác sĩ Becker khuyên.

Nên sử dụng loại bàn chải đánh răng nào?

Hầu hết các chuyên gia nha khoa đều đồng ý rằng bàn chải đánh răng có lông mềm là lựa chọn tốt nhất để loại bỏ mảng bám và mảnh vụn thức ăn khỏi răng của bạn. Bàn chải đánh răng đầu nhỏ cũng rất được ưa chuộng, vì các loại bàn chải này có thể tiếp cận tốt đến tất cả các khu vực trong khoang miệng, kể cả những răng khó tiếp cận ở phía sau.

Đối với các kiểu tay cầm (chẳng hạn như bàn chải có rãnh chống trượt hoặc cổ bàn chải có ngấn linh hoạt), hình dáng đầu bàn chải (thon hoặc hình chữ nhật) và kiểu lông (như gợn sóng, phẳng hoặc tỉa thành hình vòm) khác nhau, hãy chọn bất cứ loại bàn chải nào giúp người dùng cảm thấy thoải mái nhất. Bàn chải đánh răng tốt nhất là bàn chải phù hợp với khoang miệng và cho phép tiếp cận tất cả các răng một cách dễ dàng.Bàn chải điện có thể vệ sinh răng miệng sạch hơn, đặc biệt là đối với những người gặp khó khăn khi đánh răng bằng bàn chải thường hoặc những người có khả năng thao tác bằng tay hạn chế.

Lựa chọn bàn chải theo tiêu chuẩn nào để an toàn cho sức khỏe

Tiêu chuẩn nhà nước:TCVN 1579 – 74

Tiêu chuẩn này áp dụng cho loại bàn chải răng sản xuất bằng phương pháp thủ công và nửa cơ khí.

1. Thông số và kích thước

1.1. Theo yêu cầu sử dụng, bàn chải răng chia làm hai loại: người lớn và trẻ em.

1.2. Thông số và kích thước cơ bản của các loại bàn chải răng quy định như bảng dưới đây:

Người lớn

Trẻ em

Chiều dài, tính bằng mm

Chiều rộng (nửa trên), tính bằng mm

Chiều dày (nửa trên), tính bằng mm

Chiều cao trung bình của sợi, tính bằng mm

Số lỗ cắm sợi

Số dãy của lỗ

Đường kính lỗ, tính bằng mm

Số sợi trong một lỗ

Khoảng cách giữa hai lỗ xa nhất, tính bằng mm

Đường kính sợi, tính bằng mm

140 – 160

12 -14

5 – 6

9 – 11

22 – 52

3 – 4

1,8 – 2

14 – 20

35 – 42

0,30 – 0,35

110 – 130

10 – 11

4,5 – 5

8 – 9

20 – 30

3

1,8 – 2

14 – 20

30 – 35

0,25 – 0,30

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Bàn chải răng sản xuất bằng các nguyên liệu chính sau đây:

Nguyên liệu làm cán: Polixtiron, xenlulo – axetat, sừng trâu, xương súc vật v.v…

Nguyên liệu làm sợi: Poliamit, lông lợn trắng…

2.2. Màu của cán nên sáng và dịu, của trẻ em có thể có màu tươi hơn. Hình dáng bên ngoài có thể thẳng, cong hoặc trang trí vân hoa, nhưng không bị biến dạng so với mẫu ban đầu.

2.3. Cán bàn chải nhẵn bóng, sạch sẽ, không có vết dầu mỡ, không có vết rạn nút, không có vết răng cưa, không có nếp nhăn, cho phép có một đến hai vết bọt hoặc vết lõm đường kính không quá 0,2 mm nhưng không có bọt ở cổ, cho phép có 1 – 2 vết xước dài không quá 10 mm.

2.4. Sợi cắm vào lỗ phải chặt, chụm đều, chịu được lực kéo tối thiểu 20 Niutơn.

2.5. Sợi được tẩy rửa sạch sẽ, không có vết ố bẩn và được xén bằng phẳng theo hình dạng của từng loại.

2.6. Ghim dùng để giữ chặt sợi trong lỗ thì không được nhô lên mặt bàn chải.

3. Phương pháp thử

3.1. Sản phẩm khi xuất xưởng phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của cơ sở sản xuất xác nhận chất lượng theo tiêu chuẩn này và có giấy chứng nhận kèm theo.

Người nhận hàng có quyền kiểm tra lại. Mẫu kiểm tra lấy theo phương pháp đại diện theo tỷ lệ 5% của lô hàng, nhưng không ít hơn 20 cái.

Lô hàng là số lượng hàng của cùng một cơ sở sản xuất, có cùng cấp chất lượng, cùng cỡ loại, cùng trong một lần giao hàng.

3.2. Xác định các chỉ tiêu về hình dáng bên ngoài, màu sắc và các khuyết tật bằng mắt thường trong ánh sáng bình thường và các dụng cụ đo lường hợp pháp.

3.3. Xác định tính năng chịu lực kéo bằng máy như sau: (xem hình vẽ):

Đặt ngửa bàn chải lên trên tấm ván 1. Kẹp cán bàn chải bằng bộ phận 9. Bàn kẹp 8 được nối liền với lực kế 7. Lực kế nối với dây 6 và được giữ ở phương thẳng đứng bằng tấm 3 có giá 2 nối với tấm 1. Dùng bàn kẹp 8 kẹp từng bó sợi một và dùng tay quay 5 truyền lực qua con lăn 4 tới sợi dây 6 cho tới khi sợi bị kéo tuột. Đọc số ghi trên lực kế, đó là lực kéo.

4. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

4.1. Mỗi bàn chải có một nhãn hiệu in nổi trên cán, trong đó ghi tên cơ sở sản xuất, ký hiệu sản phẩm.

4.2. Bàn chải phải xếp chắc chắn từ 10 đến 50 cái vào trong 1 hộp cactông cứng.

4.3. Trên nắp hộp có nhãn ghi:

- Tên hàng, kí hiệu;

- Tên cơ sở sản xuất;

- Số lượng;

- Ngày xuất xưởng;

- Số hiệu tiêu chuẩn này.

4.4. Các hộp bàn chải được xếp trong một hòm chắc chắn với khối lượng (cả bì) không quá 30 kg. Bên trong hòm có một phiếu đóng gói ghi:

- Tên hàng, kí hiệu;

- Tên cơ sở sản xuất;

- Số lượng;

- Người đóng gói.

Bên ngoài hòm có ghi:

- tên hàng;

- tên cơ sở sản xuất;

- số lượng;

- khối lượng (cả bì).

4.5. Khi vận chuyển, bàn chải phải có bao bì đóng gói như trên và được che mưa nắng.

4.6. Bảo quản bàn chải ở trong kho kín, khô ráo, thoáng mát, tránh được mưa, nắng, nóng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm