Đời sống

Chuyện tình kỳ lạ của Đức Phật và 2 quan niệm sâu sắc về hôn nhân: Hậu thế cần ghi nhớ

Trước khi trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày từng là Thái tử Siddhartha và có một chuyện tình đẹp với Công chúa Yashodhara.

Chuyện tình kỳ lạ của Đức Phật

Ảnh minh họa.

Tiền thân của Đức Phật là Thái tử Siddhartha. Năm thái tử tròn 16, phụ vương chàng bèn tổ chức một buổi lễ trang trọng để tìm kiếm con dâu ưng ý. Thế nhưng, Thái tử lại chẳng vừa mắt bất kỳ ai, dù đẹp đến đâu chăng nữa.

Tưởng như hy vọng hoàn toàn dập tắt, thì Công chúa Yashodhara xuất hiện. Thái tử bèn đứng dậy, lấy sợi dây chuyền ngọc trai nhẹ nhàng đeo vào cổ Công chúa và chính thức chọn nàng làm vợ.

Ban đầu, phụ vương của Công chúa phản đối kịch liệt cuộc hôn nhân này, bởi có lời tiên đoán rằng: sau này Thái tử sẽ trở thành một thiền sư, không thể ở bên bảo vệ con gái ông trọn đời. Thế nhưng, Công chúa nhất quyết sẽ không lấy ai khác ngoài Thái tử.

Phụ vương nàng bèn quyết định thử thách con rể. Ngài yêu cầu Thái tử phải tham gia 3 bộ môn: bắn cung, cưỡi ngựa và đấu kiếm với những võ sĩ dũng mãnh nhất. Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, Thái tử Siddhartha đã xuất sắc vượt qua tất cả và trở thành phu quân của vị Công chúa xinh đẹp.

Sau này, Thái tử Siddhartha đã được giác ngộ và trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Công chúa Yashodhara cũng đi theo và trở thành Phật tử của Người.

Nhân duyên tiền định

Vốn dĩ duyên phận của Đức Phật và Công chúa Yashodhara đã có từ kiếp trước. Xưa kia Thái tử là một tu sĩ có tên Sumedha. Còn Yashodhara khi đó là một tiểu thư quyền quý tên là Sumitta. Một ngày, Sumedha định dâng hoa lên Đức Phật Nhiên Đăng, thì nhận ra toàn bộ hoa trong vương quốc đã được nhà vua mua hết. Chợt, chàng nhìn thấy Sumitta đi đến, tay cầm 8 bông sen, nên ngỏ ý muốn mua một bông.

Sumitta đồng ý cho chàng 5 bông nếu hứa kiếp sau trở thành chồng của nàng. Khi nghe được lời tiên tri rằng Sumedha sẽ trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni, Sumitta đã cắt tóc và nguyện trở thành Phật tử, hỗ trợ Ngài trên con đường tu đạo.

2 quan niệm sâu sắc về hôn nhân

1. Duyện phận vợ chồng là sự an bài từ kiếp trước:

Phật dạy: Tu 10 năm mới được đi cùng thuyền, tu trăm năm mới được chung chăn gối. Hai người trở thành vợ chồng, là do duyên nghiệp tạo ra từ kiếp trước. Xưa kia, hai người từng nguyện ước được làm phu thê. Hoặc một trong hai người vì muốn đền ơn mà cam tâm tình nguyện báo đáp. Cũng có khi là kiếp trước nợ nần nhau, nên kiếp này phải trả.

2. Vợ chồng kính trọng nhau mới có thể hạnh phúc

Kính trọng nhau là cách tốt nhất để cân bằng sự khác biệt và những mối quan hệ phức tạp của đôi bên. Không phải ngẫu nhiên, Phật nói: cuộc sống vợ chồng là một hành trình tu luyện thâm sâu nhất. Bồ Tát có 4 phương pháp tu dưỡng sau, vợ chồng nên học tập: Bố thí (cho đi), ái ngữ (nói lời yêu thương ấm áp), lợi hành (làm những việc mang có ích cho người khác), đồng sự (làm những việc có ích cho cộng đồng).

Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo