Có dấu hiệu này bạn đang đối mặt với bệnh tiểu đường
Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nhiều người không biết / Cách giúp cơ thể thải độc, giảm căng thẳng
Ảnh minh họa. |
Giảm thị lực
Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy.
Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa.
Đói và mệt mỏi
Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin.
Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói mà mệt mỏi.
Nhiễm nấm
Điều này xảy ra ở cả hai giới khi mắc bệnh tiểu đường. Nấm có thể phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp, ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
Lâu lành vết thương
Theo thời gian, lượng đường cao trong máu ảnh hưởng đến dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các mạch máu. Điều này khiến các vết sẹo, cắt trên cơ thể lâu liền.
Thường xuyên khát nước
Cơ thể luôn cảm thấy khát nước hơn bình thường, đồng thời cơ thể luôn cần bổ sung nước.
Vết thương lâu lành
Những người mắc bệnh tiểu đường thì vết thương rất khó lành do nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường. Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo