Đời sống

Cô giáo khuyết tật miệt mài cống hiến cho giáo dục đặc biệt

DNVN - Sinh ra vốn khoẻ mạnh, nhưng cơn sốt bại liệt năm 3 tuổi đã khiến Trần Ngọc Điệp (1984, Củ Chi, TP. HCM) không thể đi lại bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Dù vậy, chị Ngọc Điệp luôn nhìn cuộc sống bằng sự nhân hậu và tràn đầy tình yêu thương.

Hồ Quỳnh Hương "trở lại" Hà Nội sau 10 năm với minishow "Anh" / Xuân Hinh nổi đình nổi đám nhưng hiếm khi vào miền Nam biểu diễn, nghe lý do ai cũng đồng tình

Là giáo viên dạy trẻ em khuyết tật, chị không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn như một người mẹ thứ hai, dạy các em kỹ năng sống và cả sự lạc quan trước khó khăn. Hành trình vươn lên trong cuộc sống của chị Ngọc Điệp sẽ được kể lại trong Trạm yêu thương chủ đề “Những ô màu hạnh phúc” lên sóng lúc 10h00 thứ Bảy ngày 06/4/2024 trên kênh VTV1.

Mở đầu Trạm yêu thương với việc phá một thế khó trên bàn cờ vua, chị Điệp phần nào hé lộ tài lẻ của mình ngoài việc dạy học, chị còn có khả năng chơi cờ và từng giành được rất nhiều huy chương. Khi được hỏi yêu thích quân cờ nào nhất trên bàn cờ vua, chị Điệp đã nhận rằng mình giống quân tốt nhất.

Trần Ngọc Điệp

Chị Trần Ngọc Điệp trong chương trình Trạm yêu thương

Lí giải về điều này chị cho biết: “Quân tốt là quân nhỏ bé nhất trên bàn cờ, mỗi bước di chuyển chỉ đi thẳng và đi rất chậm, nhưng nó luôn ẩn chứa nhiều năng lượng. Khi có chiến thuật và hướng đi rõ ràng, quân tốt hoàn toàn có thể phong mã thành quân xe, quân tượng,… tạo ra các thế cờ cao hơn. Nó cũng giống như cuộc đời của mình, có thể vì dị tật nên đi chậm nhưng mình luôn hướng về phái trước vì một tương lai tươi sáng”.

Nói về sự chậm rãi của quân tốt, chị Điệp hồi tưởng về những năm tháng tuổi thơ với cú sốc năm 3 tuổi khiến mình bước sang một trang mới. Nghe bố mẹ kể lại, năm ấy khi cô bé Điệp 3 tuổi, một cơn sốt kéo dài và mê man khiếntoàn thân chịkhông thể cử động được. Về sau, bác sĩ chẩn đoán Ngọc Điệp bịsốt bại liệt. Ba mẹ bàng hoàng trong nước mắt, dù đưa con gái đi chạy chữa khắp nơi nhưng tất cả đều vô vọng. Cánh cửa cuộc đời như đóng sầm lại trước mắt Trần Ngọc Điệp.


Không có một đôi chân lành lặn, nhưng chị Điệp lại có niềm đam mê đặc biệt với con chữ và khát khao trở thành giáo viên. Dù con đường đến với giảng đường vô cùng gian nan và đôi chân của chị từng khiến ước mơ ấy chậm lại, nhưng chưa bao giờ cô gái 8X từ bỏ. Trần Ngọc Điệp thấu hiểu nỗi đau mà những đứa trẻ khuyết tật phải gánh chịu, nên dù khó nhọc đến mấy, chị vẫn kiên trì nỗ lực. Tháng 10 năm 2008, chị Điệp trở thành giáo viên Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Không có mộ cơ thể lành lặn, nhưng chị Điệp lại có một trái tim nhân hậu tràn đầy tình yêu thương. Dạy trẻ khuyết tật là một công việc vô cùng khó khăn kể cả với những người bình thường, chị luôn tận tâm và dìu dắt các em học sinh với tâm niệm: đủ yêu thương, đủ kiên nhẫn sẽ tạo ra được những hạt giống tốt lành. Hơn 15 năm qua, không chỉ là một cô giáo mẫu mực, chị Điệp như người mẹ hiền của các em học sinh có hoàn cảnh không may, dạy các con sự lạc quan, thái độ sống tích cực và giúp các con có thêm nhiều động lực vượt qua mọi mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.

 


Dù có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị Điệp luôn nhìn cuộc sống với ánh mắt nhân hậu và tràn đầy tình yêu thương. Để đạt được ước mơ, chị cũng không ngừng nỗ lực và cố gắng. Không chỉ có được việc làm mà bản thân mong muốn, chị Điệp còn có một tổ ấm nhiều người mơ ước với người chồng hết mực quan tâm và ủng hộ vợ. Sự xuất hiện của anh Nguyễn Anh Tuấn đã mở ra nhiều câu chuyện thú vị về cô giáo Trần Ngọc Điệp.

Dù chơi cờ vua từ những năm cấp 2 do không thể học thể dục cùng các bạn bình thường, cô bé Điệp đã được thầy thể dục dạy cho chơi cờ để những buổi học thể dục cô không còn buồn và tủi thân nữa. Nhưng chính cờ vua đã mở ra cho Ngọc Điệp nhiều niềm vui, trong đó có câu chuyện tình yêu. Năm 2005, khi được đi thi đấu, chị Điệp gặp anh Tuấn và từ sự đồng cảm, từ tình thương lớn dần thành tình yêu. Dù ban đầu gặp nhiều sự phản đối nhưng hai trái tim đồng cảm đã vượt qua tất cả để có một mái ấm hạnh phúc như ngày hôm nay.


Cho đến thời điểm hiện tại, chị Điệp vừa là giáo viên, vừa là thành viên đội cờ vua khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2005 đến nay, năm nào người phụ nữ kiên cường này cũng mang về nhiều huy chương cho đội tuyển, có đủ cả huy chương vàng, bạc và đồng. Trong tương lai, ngoài việc tiếp tục dạy và truyền cảm hứng cho trẻ khuyết tật, chị Điệp luôn có một khát khao có thể mở lớp dạy cờ miễn phí cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh không may trong cuộc sống. Món quà của Trạm yêu thương sẽ phần nào tiếp thêm sức mạnh cho chị trên hành trình nhân văn ấy.

Mạch Nhiên
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm