Có một 'sát thủ' vô hình ẩn nấp trong Tử Cấm Thành: Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh từng suýt chết vì nó!
Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Loại gỗ thần kỳ xây dựng cả trăm năm vẫn không hề mục nát / Chuyện ly kỳ ở Tử Cấm Thành: Hình bóng cung nữ không chân "đi dạo" giải sầu giữa đêm nhưng không tùy tiện làm hại ai
Hoàng đế Ái Tân Giác La Phổ Nghi (niên hiệu Tuyên Thống) là hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Thanh, cũng là vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa. Ông là một nhân vật chính trị đã chứng kiến nhiều dấu mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.
Trong cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi", chương "Đọc sách tại cung Dục Khánh", Hoàng đế Phổ Nghi có ghi chép về trải nghiệm bị ngộ độc của mình:
"Khoảng nửa đêm, ta thức dậy, thấy người không được khỏe. Lúc (lăn được) xuống dưới nền, mới biết là đã bị trúng độc than. Hai người ở phòng ngoài đã bị ngất, nằm ở trên ghế trường kỷ. Hai người thái giám ở trong phòng nghỉ, cũng đã bị ngất. Đến hôm nay ta mới biết được là lửa cũng phải có người trông giữ".
Người Trung Quốc cổ đại nhất là ở phía Bắc có thói quen đốt than sưởi ấm vì có mùa đông tương đối lạnh, thế nhưng họ lại chưa có kiến thức về việc than đốt sẽ sinh ra khí độc. Vậy nên dù là người thường hay vua chúa, có rất nhiều trường hợp người chết vì ngộ độc khí CO đã từng được sử sách nước này ghi lại.
Cuốn "Chước trung chí" (酌中志) của vị thái giám thời Minh Lưu Nhược Ngu đã ghi chép lại nhiều câu chuyện quan trọng trong cung đình thời nhà Minh, trong đó, ông đã tiết lộ một trong những bí mật động trời về nguyên nhân cái chết của nhiều người trong cung:
"Dùng thứ than hồng để sưởi lửa... có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho người, gây chóng mặt, buồn nôn, hôn mê,… hoàng tử công chúa, chết trẻ, là bởi trúng phải thứ độc đó".
Đây là vấn đề thường xảy ra trong hoàng cung. Mùa đông, các thái giám, cung nữ chẳng ai dám mở cửa phòng để thông gió, ai dám để cho người trong hậu cung bị lạnh. Cho nên, khí CO trở thành một sát thủ vô hình trong chốn cung cấm.
Có thể thấy, nếu hoàng đế cũng đã từng có trải nghiệm như vậy, vậy thì hẳn là đã có rất nhiều người trong cung chết vì ngộ độc khí CO.
Khi đốt cháy hoàn toàn vật liệu carbon, nguyên tố carbon sẽ kết hợp với oxy để tạo ra carbondioxide. Carbondioxide được cho là một khí nhà kính thông thường, và không gây hại cho cơ thể con người.
Tuy nhiên, trong vật liệu cháy hoàn toàn có thể lẫn tạp chất, hoặc chưa khô nên không thể cháy hết, sinh ra một lượng lớn khí carbon monoxide.
Vì áp lực của carbon monoxide và hemoglobin trong máu cao hơn hàng trăm lần so với oxy và hemoglobin, nó sẽ khiến hemoglobin mất khả năng vận chuyển oxy, làm cho cơ thể bị thiếu oxy nghiêm trọng, dẫn tới chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, hôn mê và thậm chí là tử vong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được