Có nên đánh con khi con không nghe lời? Suy nghĩ cực sai lầm nhưng nhiều cha mẹ mắc phải và cần sửa đổi ngay
Người phụ nữ gốc Việt từng là hoa hậu, làm việc trong FBI nay chuyển hướng sang đầu bếp tại Thái Lan / Con gái thi đại học chỉ đạt điểm trung bình, bà mẹ phấn khởi lên mạng khoe lại được cả nước chúc mừng nhiệt liệt, lý do vì sao?
Vũ lực là thứ tồi tệ nhất
Dùng vũ lực là sai ngay từ đầu. Có 2 cái sai cơ bản, đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Một là vũ lực không để lại kí ức nào khác ngoài cái đau xác thịt và tổn thương tinh thần. Hai là vũ lực không mang học thuyết dạy dỗ, mà nó đúng nghĩa là "trừng trị". Trừng trị là tiêu diệt, còn dạy dỗ là chỉ ra cái sai và hướng về cái đúng.
Có nên đánh con khi con không nghe lời? (Ảnh minh họa)Do đó, cha mẹ không nên đánh đòn con vì thực tế nó không làm con bạn ngoan hơn, thậm chí làm con nhút nhát, thiếu tự tin và 1 vài tổn thương tâm lý nào đó. Cũng cần nhớ thêm, quát con hoặc dọa con cũng là 1 dạng của vũ lực, cha mẹ đều nên tránh.
Đánh đòn có hiệu quả không?
Hầu hết chuyên gia đều đồng ý rằng đánh đòn không phải là hình thức kỷ luật hiệu quả. Họ khẳng định không ủng hộ chuyện này vì nó khiến trẻ bị tổn thương thể chất và lòng tự trọng.
(Ảnh minh họa)
Vậy tại sao đánh đòn lại không hiệu quả? Nó không thay đổi hành vi của con người bởi chỉ mang tính chất ngăn chặn các hành động tiêu cực trong thời gian ngắn. Chuyên gia chia sẻ, bạn có thể đánh một đứa trẻ và chúng sẽ dừng lại vì giật mình. Tuy nhiên, đánh đòn không dạy trẻ phải làm gì tiếp theo và việc tạm dừng đó không ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của hành vi vào các ngày tiếp theo. "Đứa trẻ sẽ không nhớ những gì chúng làm sai mà chỉ tập trung vào nỗi đau khi bị đánh", một chuyên gia về chăm sóc trẻ cho biết.
Tác động tiêu cực của việc đánh đòn trẻ
Khiến trẻ trở nên hung hăng hơn
Những đứa trẻ bị đánh đòn thường dễ nổi nóng và tức giận với bạn bè cũng như người thân, thích bạo lực trong những mối quan hệ và bắt nạt những người khác. Những nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tulane đã tìm thấy rằng những đứa trẻ bị đánh đòn thường xuyên, bắt đầu từ lúc 3 tuổi, thường sẽ cho thấy những hành vi gây rối nhiều hơn so với những đứa trẻ không bị đánh.
Sự hung hăng chính là sự phản ứng lại với việc trải qua nỗi đau khi bị đánh đòn. Khi trẻ lớn lên với ý nghĩ rằng bạo lực là một cách phù hợp để có được những gì bố mẹ muốn, trẻ cũng sẽ bắt chước hành vi này.
Con trẻ trở nên sợ hãi bố mẹ
(Ảnh minh họa)
Việc đánh trẻ thường xuyên tạo nên khoảng cách trong mối quan hệ gia đình. Trẻ nhỏ sẽ sợ sệt cha mẹ, ngại giao tiếp, lầm lì, ít chia sẻ hơn. Ở một mức độ nguy hiểm hơn, nếu đánh con thường xuyên, trẻ có thể gặp vấn đề tâm lý, không giao tiếp. Thậm chí, nhiều trẻ em có thể cảm thấy cha mẹ “không còn thương mình”, dễ dẫn tới những suy nghĩ dại dột.
Đánh con đôi khi chỉ khiến khoảng cách gia đình nới rộng ra hơn, không hàn gắn được bất cứ vấn đề gì.
Đánh con là việc làm rất nguy hiểm
Bởi vì có những khi trong cơn tức giận, bạn đánh con mạnh hơn mình nghĩ và có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Sau khi đánh con, cha mẹ cảm thấy không thể tha thứ cho mình vì cảm giác tội lỗi sẽ ám ảnh 1 thời gian dài sau đó. Khi đánh con quá mạnh có thể gây phồng rộp da, bầm tím hoặc để lại vết thương nặng phải cấp cứu, gây nguy hiểm tính mạng, thậm chí dẫn đến tử vong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo