Có nên dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh?
6 điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè / 9 sai lầm chăm sóc trẻ sơ sinh nhiều mẹ Việt mắc, lỗi thứ 3 nặng nhất
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Đa số các bố mẹ đều tin rằng cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày, quấn tã hay ủ nhiều lớp chăn để cơ thể con không bị lạnh, vì vậy đã không dám dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh mùa hè.
Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, vì trẻ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động để bé có thể ngủ ngon và an toàn ở cùng một nhiệt độ phòng như người lớn. Ngược lại, nếu cha mẹ ủ quá ấm, đắp nhiều chăn sẽ không có lợi mà còn khiến bé gặp nguy hiểm hơn.
Nhưng nếu trẻ sinh non, cân nặng dưới 3,5 kg thì tốt nhất cha mẹ hãy đợi đến lúc trẻ 1 - 2 tháng, tùy theo sự phát triển của bé rồi mới cho con dùng điều hòa.
Lưu ý: Vì khi dùng điều hòa, phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. Nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại rất quan trọng. Do đó, khi dùng điều hòa cha mẹ nên bật quạt thông gió để tạo sự thông thoáng không khí trong phòng.
Dùng điều hòa cho trẻ đúng cách
Đảm bảo nhiệt độ phòng thoải mái
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dù chỉ với sự thay đổi nhiệt độ rất nhỏ. Nhiệt độ ở mức cực đoan (quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến trẻ không yên giấc và cảm thấy khó chịu). Để tránh những trường hợp này, hãy duy trì nhiệt độ phòng ở mức phù hợp tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Bác sĩ, Tiến sĩ Nhi khoa Saroja Balan (Bệnh viện Apollo Delhi, Ấn Độ) khuyến nghị duy trì nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh từ khoảng 23 đến 27 độ C.
Các chuyên gia gợi ý đặt hẹn giờ trên điều hòa nhiệt độ trong khoảng thời gian cần thiết để làm mát phòng. Nếu điều hòa nhiệt độ nhà bạn không có bộ hẹn giờ, hãy sử dụng đồng hồ báo thức để nhắc bạn. Có thể sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phòng cho chuẩn xác.
Không để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé
Trẻ sơ sinh quá nhỏ để có thể đương đầu với những luồng lạnh trực tiếp từ máy làm mát và điều hòa nhiệt độ và bé có thể bị ốm vì những luồng gió lạnh ấy. Mẹ có thể tránh những luồng không khí mát lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể bé bằng cách:
Mẹ phải biết: 5 quy tắc dùng điều hòa để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng - Ảnh 2.
Chú ý không đặt bé nằm nơi có luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể (Ảnh minh họa).
Mặc quần áo dài tay nhưng thoáng mát, đảm bảo tay, chân bé không bị tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh từ điều hòa nhiệt độ.
Có thể cho trẻ sơ sinh đi tất cotton mỏng, thoáng trong quá trình ngủ.
Ngoài việc lựa chọn quần áo thích hợp, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng, nhẹ để đắp cho trẻ nhưng phải đảm bảo chăn được quấn dưới người để không phủ vào mặt trẻ.
Không đột ngột đưa con ra ngoài
Khi đang để trẻ ngồi phòng điều hòa, đừng đột nhiên đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị sốc nhiệt.
Nếu muốn đưa trẻ ra ngoài, hãy tắt điều hòa nhiệt độ, để trẻ tiếp tục ngồi trong căn phòng đó, sự tăng nhiệt độ dần của căn phòng sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn. Khi nhiệt độ trong phòng gần với nhiệt độ ngoài trời, lúc đó mới nên đưa trẻ ra ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Người xưa nói: '3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh', có thực sự dự đoán được tính cách, tương lai đứa trẻ không?
Hóa ra côn trùng bay nhỏ sợ nhất loại nước này! Đặt một cái bát ở nhà và tiêu diệt hết ngay lập tức
Người xưa nói: 'Con gái có lúm đồng tiền kiếp trước, kiếp này rơi nước mắt' có ý nghĩa gì?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'