Đời sống

Cổ nhân dạy 4 điều ai khắc cốt ghi tâm sẽ rất thành công và hạnh phúc trong cuộc sống

Dưới đây là bài học làm người chưa từng mất đi giá trị của cổ nhân chính là cứu cánh cho cuộc sống bộn bề này.

Cách dạy con của bố mẹ có thể khiến trẻ "đánh mất bản thân mình" như thế nào? / Những ông bố có con gái nên biết những phương pháp nuôi dạy này

Trước tiên cần dưỡng thần sau đó mới dưỡng hình

Cổ nhân thường nói: “Dưỡng hình không bằng dưỡng thần, điều thân không bằng điều tâm”. Điều này có nghĩa điều chỉnh tốt tâm thái, có tâm tính tốt chính là nền tảng để có sức khỏe. Tâm thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.

Tâm trạng tốt nhất chính là tĩnh lặng, một trái tim bình thản còn tốt hơn hết thảy linh đan thần dược.

loi-day-co-nhan

Ảnh minh họa.

Tú tài có đói tới chết không bán sách, tráng sĩ đến bước đường cùng không bán kiếm

Những người có khí phách thường sẽ “không vì năm đấu gạo mà khom lưng”bởi họ sẽ tự làm tự ăn, không muốn đi cầu xin người khác một cách đê hèn, càng không thể từ bất kỳ thủ đoạn nào để có được công danh và tài lộc. Họ sẽ luôn kiên định tín niệm vào bản thân, sống thanh bần vui với đời, tận hưởng những thú vui tao nhã bình sinh.

Người tha thứ cho người khác thì không phải là người ngu si, người ngu si thì không biết tha thứ cho người khác

(Nhiêu nhân bất thị si hán, si hán bất hội nhiêu nhân – Tăng quảng hiền văn)

Khổng Tử dạy rằng phải luôn sống lạc quan, vui vẻ

 

- Con người phải giàu lòng nhân ái, giàu tình cảm.

- Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (Tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh).

- Thay đổi hoàn cảnh, chi bằng thay đổi bản thân trước.

- Đời người có vui vẻ hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính chúng ta.

- Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt.

 

Biết tha thứ, khoan dung với lỗi lầm của người khác

Người biết tha thứ, khoan dung với lỗi lầm của người khác là người cực kỳ thông minh, sáng suốt và thoáng đạt.

Người không biết tha thứ, khoan dung thì trước tiên là làm hại sức khỏe chính bản thân họ. Sách “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Kinh, Hỷ thương Tâm; Nộ thương Can; Tư thương Tỳ; Bi, Ưu thương Phế; Khủng thương Thận”.

Có nghĩa là kinh hãi và quá vui dễ gây tổn thương đối với tạng Tâm; tư lự suy nghĩ quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Tỳ; bi thương, âu sầu quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Phế; sợ hãi quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Thận.

Theo Ngọc Lê/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm