Cổ nhân dạy 'thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác' khi biết lý do, bạn sẽ không ngờ người xưa lại có kiến thức uyên thâm như vậy
Quy tắc 'ba trước bốn sau' khi đi ăn buffet / Đàn ông mê đàn bà đẹp, ngưỡng mộ phụ nữ thông minh, nhưng để cưới họ sẽ chọn người phụ nữ này
Câu này không khó hiểu theo nghĩa đen, đó là: "Tôi thà thử quan tài của người khác còn hơn đi thử giày của người khác". Tại sao người dân quê lại có những điều kiêng kỵ như vậy? Đối với người hiện đại ngày nay mà nói, chẳng phải quan tài còn cấm kỵ hơn giày sao? Vì sao tổ tiên lại truyền lại những lời này?
Ảnh minh họa.
Người xưa thường chuẩn bị trước một chiếc quan tài cho mình khi về già, cách làm này thực ra cho thấy người xưa đã sớm có quan niệm xem nhẹ sống chết, và hiểu đạo lý thiên nhân hợp nhất. Trong quan điểm của người xưa, quan tài là điềm lành, đặc biệt nếu bạn mơ thấy quan tài thì rất có thể sắp gặp may mắn. Đối với người xưa, quan tài là "điểm đến" cuối cùng của cuộc đời. Giàu có hay nghèo nàn đến đâu thì cuối đời cũng phải dùng đến vật dụng này.
Đồng thời, trong quan niệm trước đây, quan tài còn ngụ ý là“thăng quan tiến chức”, có thể thu hút của cải, bổng lộc. Hiện nay có nhiều nhà kinh doanh còn đặt một chiếc quan tài nhỏ như vật trang trí phong thủy trong công ty hay cửa hàng, với hy vọng thu hút nhiều tiền tài.
Vai trò của quan tài trong đời sống của người xưa đã được làm rõ. Vậy tại sao người ta kiêng kỵ thử giày của người khác?
Khác với suy nghĩ của người hiện đại, người xưa cho rằng giày dép vốn dĩ là vật không sạch sẽ, đặc biệt là giày của người khác mang lại càng không may mắn.Vì điều kiện sống quá thiếu thốn mà giày là vật ôm sát cơ thể, một khi đi giày bị nấm da chân thì virus trên giày của người khác sẽ lây sang cho mình.
Ở thời hiện đại có bệnh truyền nhiễm và thuốc men, thời cổ đại không có điều kiện y tế tốt như vậy nên người xưa rất kiêng kỵ đi giày của người khác. Tất cả đều xuất phát từ ý thức bảo vệ an toàn của bản thân.
Ngoài ra, người xưa quan niệm rằng giày của ai thì tượng trưng cho“cái gốc”của người đó. Nếu bạn thản nhiên cho người khác mượn giày của mình, tương đương với việc bạn trao“cái gốc”dưới chân mình cho người khác, trộn lẫn hỗn tạp như vậy thường không mang lại may mắn cho bạn.
Cho nên quan niệmthà thử quan tài còn hơn đi giày người khác,thiết nghĩ ở đây không bảo bạn phải thử quan tài của ai đó. Điều này chỉ nói lên rằng khái niệm cũ người mới ta, xui xẻo với người này nhưng lại là may mắn của người khác, cho thấy chúng ta đừng nên tuyệt đối hóa điều gì cả, đừng nên quá cứng nhắc khẳng định điều gì đó, mà hãy lạc quan nhận xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.
- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến