Có 'thèm đến chết' cũng đừng bao giờ cố ăn loại thực phẩm này
Chọn thực phẩm thay thế những món ăn quen thuộc ngày Tết để tránh béo phì / Buổi sáng cứ ăn thực phẩm này, vừa tốt cho gan, vừa làm sáng da chống lão hóa
Sau khi mua thịt đông lạnh, tốt nhất nên ăn trong vòng 1 tháng, ăn càng sớm càng tốt.
Thịt tươi lạnh (thịt sau khi giết mổ nhiệt độ của thịt trong vòng 24 giờ giảm xuống từ 0℃-4℃ và được đem bán ngoài thị trường) tốt nhất là ăn ngay sau khi mua về, nếu không ăn hết có thể bảo quan trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0℃-4℃, ăn trong 3 ngày.
Thịt tươi nóng (thịt sau khi mổ không làm lạnh hoặc đông lạnh mà đưa trực tiếp ra thị trường để bán), sau khi mua loại thịt này thì nên sử dụng hết. Ở nhiệt độ phòng, thịt rất dễ nhiễm vi sinh vật và chúng phát triển nhanh chóng, sự an toàn tương đối kém, đặc biệt vào mùa hè, có thể mua buổi sáng nhưng đển tối đã xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Thịt lợn, gia súc, thịt cừu và thịt đỏ có thể cất trữ trong tủ lạnh từ 6-12 tháng với điều kiện nhiệt độ dưới -18 độ C. Tốt nhất vẫn không nên quá 6 tháng. Thịt gà và vịt có thể cất từ 8-10 tháng với nhiệt độ tương tự.
Cá và tôm có thời gian cất trữ ngắn hơn khoảng 1 tháng. Bởi vì cá chứa axit béo không bão hòa dễ dàng bị biến chất khi để quá lâu. Thời hạn cất trữ lạnh của hải sản tươi sống thường là khoảng 6 tháng nhưng tốt nhất nên ăn trong vòng 4 tháng.
Thịt xông khói được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ -5 độ C đến 0 độ C có thể giữ trong 6 tháng.
Tủ lạnh không phải là nơi "an toàn" để lưu trữ thịt. Thịt đông lạnh dự trữ quá lâu ngay cả khi nó chưa hết hạn, cảm giác ăn cứng, mất độ tươi, ảnh hưởng lớn đến an toàn và dinh dưỡng.
Tăng lão hóa
Nhiệt độ thấp của tủ đông có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhưng nó hoàn toàn không thể ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo và protein, và nó hoàn toàn không thể ngăn chặn sự suy giảm chất lượng thịt. Do phản ứng oxy hóa, màu sắc của thịt nạc bị rò rỉ, lâu dẫn sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu nâu và thịt mỡ sẽ dần chuyển sang màu vàng. Không chỉ khiến hương vị trở nên kém hơn, nó còn tạo ra các sản phẩm oxy hóa chất béo làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể con người.
Tăng nguy cơ ung thư
Thịt đông lạnh hết hạn chứa nhiều vi khuẩn và thậm chí cả ký sinh trùng siêu vi, có hại cho cơ thể. Tiêu thụ lâu dài thịt lợn đông lạnh hết hạn có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch của con người và làm tăng nguy cơ ung thư.
Thời gian dài để đông lạnh không chỉ khiến hương vị kém đi, mà nếu protein bị oxy hóa, nó sẽ phân hủy các axit amin thiết yếu. Thời gian để đông lạnh càng lâu, lượng vitamin mất đi càng lớn, đặc biệt là vitamin B.
Ngộ độc thực phẩm
Khi thịt đông lạnh tan băng, nhiệt độ tăng lên và các tế bào mô bị tổn thương chảy ra một lượng lớn protein và độ ẩm, làm cho thịt trở thành "thiên đường" của vi khuẩn.
Vi khuẩn phân hủy protein và chất béo trong thịt, tạo ra một số lượng lớn các chất phân tử nhỏ có hại cho cơ thể con người. Ví dụ, các phân tử amin nhỏ được tạo ra bởi quá trình phân hủy protein; aldehyde, xeton và peroxit được tạo ra bởi quá trình oxy hóa chất béo.
Sau khi ăn thịt đông lạnh quá lâu có nhiều khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy.
Làm lạnh thịt không đúng cách
Người nội trợ thường dự trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh bằng cách bọc túi nilông thông thường. Tuy nhiên, nếu bảo quản theo cách này thì bạn sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của thịt. Cách tốt nhất là bạn nên dùng giấy sáp hoặc giấy bạc bọc thịt lại, bịt kín cẩn thận rồi bảo quản như bình thường. Làm như vậy sẽ giữ được hương vị của thịt.
Để thịt sống quá lâu trong tủ lạnh
Đối với những loại thịt gia súc, gia cầm hay hải sản, các chuyên gia khuyên bạn không nên để lạnh quá 2 ngày. Đối với những loại đã được chế biến sẵn, nhất là thịt đã nướng có thể kéo dài thời gian bảo quản khoảng 5 ngày mà không làm mất đi quá nhiều chất dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng của thực phẩm.
Để thực phẩm rã đông ở nhiệt độ phòng
Khi bạn để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở nhiều lần trước khi rã đông. Nếu thực phẩm không được nấu chín đúng cách sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy.
Thay vì để thịt tự tan ra, bạn nên rã đông thực phẩm bằng những thao tác đơn giản như sau: Khi lấy thịt từ tủ đông ra nên bọc kín bằng túi ni lông đặt vào ngăn mát, chờ đến khi chúng tan đá thì bạn nhanh chóng bắt tay vào chế biến món ăn, tránh mất đi hương vị vốn có của thực phẩm.
Nhiều người thường có thói quen để thịt đông ở cạnh bếp hoặc sử dụng nước sôi để rã đông thịt cho nhanh chóng. Tuy nhiên, do thành phần nước trong thịt đã bị mất nên không đảm bảo được chất lượng ngon như lúc đầu.
Bên cạnh đó, khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt thịt hình thành một lớp màng cứng, tác động đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi trùng phát triển dễ làm thịt biến chất.
Rã đông thịt bằng lò vi sóng
Lò vi sóng hay lò nướng cũng được mọi người thường xuyên sử dụng để làm tan đá thực phẩm nhanh hơn, tiết kiệm thời gian chế biến. Tuy nhiên, cách rã đông này rất nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không sử dụng thực phẩm ngay sau khi rã đông sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ