Con 1 tuổi nhất quyết chỉ uống sữa bà pha: Phát hiện bí mật ở đằng sau, mẹ hốt hoảng vô cùng
Lấy vitamin B1 trộn cùng sữa chua theo cách này, da mặt trắng mịn nõn nà như "vừa đi spa" / Cách phòng ngừa ung thư vú đơn giản và rẻ tiền nhất chính là… ăn sữa chua
Gần đây, một người mẹ trẻ tại Trung Quốc đã chia sẻ lên mạng xã hội câu chuyện xoay quanh việc pha sữa cho con. Cụ thể, con cô giờ đã được 1 tuổi, vì cả 2 vợ chồng đều bận đi làm, nên bình thường con được bà nội trông. Hôm đó vào ngày nghỉ, trong lúc mẹ chồng ra ngoài đi chợ, thì con nhỏ đòi ăn.
Chồng cô liền pha sữa cho bé, nhưng con vô vừa nếm 1 ngụm đã gạt bình sữa sang 1 bên. Người mẹ nghĩ chồng pha không đúng cách nên tự mình đi pha 1 bình mới, nhưng con cô vẫn không chịu uống. Hai vợ chồng chẳng còn cách nào khác là dỗ con trong lúc đợi bà nội trở về.
Quả thực, khi bà nội về, con cô tu sạch bình sữa bà pha. Người mẹ lấy làm lạ, trong lúc đi rửa bình, nếm chút sữa còn sót lại thì lập tức phát hiện nguyên nhân. Sữa mẹ chồng cô pha ngọt hơn hẳn vị nguyên bản của sữa bột, là do bà đã thêm đường vào.
Con của người mẹ này chỉ uống sữa cùa bà nội pha. (Ảnh minh họa)
Cô hỏi nguyên nhân thì bà đáp, nếm thấy sữa nhạt không hấp dẫn, sợ cháu không thích nên thêm đường cho ngon. Cũng may cô phát hiện sớm, bằng không hậu quả thật khôn lường.
Những lý do vì sao không nên cho trẻ ăn đường sớm
1. Gây thừa cân béo phì: Đường sẽ bổ sung rất nhiều calo, khiến cơ thể tăng cân. Ngoài ra, trẻ sử dụng thực phẩm có đường thường xuyên sẽ không muốn dùng các loại thực phẩm khác, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
2. Sâu răng: Giai đoạn thay răng sữa lý tưởng của trẻ là giai đoạn 7,8 tuổi. Nếu bé bị sâu răng, quá trình thay răng sẽ xảy ra sớm hơn, làm mất tính thẩm mỹ.
3. Bệnh tiểu đường: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin, một dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường.
4. Làm tăng nguy cơ cận thị: Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng tới lượng canxi, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu tăng, dễ khiến trẻ bị cận thị.
5. Gây ra các vấn đề về hành vi: Nhiều chuyên gia nhận định, lượng đường trong máu góp phần ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Bởi, khi nồng độ đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ sản sinh rainsulin, khiến nồng độ đường trong máu giảm đột ngột, từ đó khiến trẻ cảm thấy run rẩy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
Phơi bày sự thật: Em dâu lên mạng kể xấu mẹ chồng, nhưng ai mới thực sự là người oan ức?
Điểm danh những sai lầm ăn uống của phái đẹp