Đời sống

Con dâu đáo để “thay đổi cục diện” cả nhà chồng

Mất 3 tháng đầu làm quen với nếp sống nhà chồng, Thơ tự nhủ mình phải mạnh dạn thay đổi thì mới cải thiện được không khí và mối quan hệ các thành viên trong gia đình chồng.

Thực phẩm tốt cho gan, chống ung thư cực kỳ hiệu quả / 'Oái oăm' chuyện cưới xong nhà chồng không cho vợ đi làm, tới khi đồng ý thì bắt vợ phải nộp lương

Kết hôn một năm, Thơ quyết định chuyển công tác từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội để sống gần chồng. Tuy nhiên, ra tới Hà Nội làm dâu, Thơ đã bị sốc.

Ảnh minh họa.

Từ ngày ra Hà Nội, ngày nào cũng 6h kém Thơ cũng phải dậy để nấu ăn cho cả nhà chồng, dọn dẹp bếp núc sau đó mới được đi làm. Chiều đến, sau giờ làm Thơ phải về nhà nấu cơm, không được la cà cà phê. Ăn tối xong phải lấy tăm, giấy lau miệng cho bố mẹ chồng nếu không sẽ bị nói là thiếu lễ phép. Tất cả những điều này khác hoàn toàn với lối sống tự do, tiểu thư của cô khi còn ở Sài Gòn.

Tuần đầu tiên vào bếp của Thơ, mẹ chồng luôn kè kè ở bên căn dặn: Con nấu cơm nhớ đong gạo mỗi người đúng nửa bơ gạo. Không hơn không kém. Canh đúng mỗi người một bát, đổ nước sao cho không được thừa vì nếu phải đổ đi là có tội. Chiên xào các món, nếu có thừa dầu ăn, phải chắt ra để lần sau dùng cho bằng hết…

Vì là dâu mới, Thơ đã cố gắng làm nhiều món ngon với hy vọng sẽ lấy lòng được bố mẹ chồng. Nhưng không ngờ, bữa cơm thành thảm họa khi Thơ nấu quá ngọt so với nhà chồng.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

Chưa kể, mỗi lần đi mua sắm cũng là một lần Thơ phải giấu giếm bởi nếu không sẽ bị mẹ chồng bĩu môi nhắc đi nhắc lại: "Là hoa có chủ rồi, mặc đẹp cho ai ngắm”… Ánh mắt săm soi cộng với cách nói của mẹ chồng luôn khiến Thơ cảm thấy bị gò bó, khó chịu.

Không những thế, mẹ chồng Thơ còn mắc "bệnh" yêu con trai thái quá, đến mức làm gì cũng thích kêu con trai làm, con dâu giúp thì lườm nguýt. Đặc biệt, vừa lấy chồng được 2 tháng, cô đã bị bà nói bóng gió "không sinh được cho bà đứa cháu đích tôn thì cứ liệu hồn..." khiến cô sởn gai ốc, cảm thấy mình gần như bế tắc, không biết làm thế nào để hòa hợp được với gia đình chồng.

Mất 3 tháng đầu làm quen với nếp sống nhà chồng, Thơ tự nhủ mình phải mạnh dạn thay đổi thì mới cải thiện được không khí và mối quan hệ các thành viên trong gia đình chồng.

Đó là thay vì nấu mỗi người nửa bơ gạo, gần 1 tuần liền Thơ cắm cơm ít hơn mẹ chồng dặn. Đến bữa, Thơ mạnh dạn ăn đủ 2 bát cơm, chan nhiều canh, vậy là làm bố chồng và chồng thiếu cơm. Kể từ bữa đó, mẹ chồng Thơ kêu con dâu bỏ việc áp dụng đong gạo trước khi nấu.

Về dùng dầu ăn, đến bữa nấu ăn, Thơ toàn lén mẹ chồng dùng dầu mới rót ra từ chai. Nhưng có hôm Thơ nghĩ ra kế, rán thịt cháy một chút và bảo với chồng vì dùng dầu thừa còn lại nên mới vậy, chồng Thơ nhăn mặt bực bội vì đã làm hỏng món khoái khẩu của anh. Thế là hôm sau, anh mang về nhà rất nhiều báo chí, với hàng chục gạch đầu dòng về những cái hại khi dùng đi dùng lại dầu ăn...

 

Lại nói chuyện nước sinh hoạt. Mẹ chồng Thơ có thói quen dùng nước rất tiết kiệm. Những nước rửa rau xong đều giữ lại, đổ đầy chậu để trong nhà vệ sinh. Thế nên ngày mới làm dâu, Thơ thường bị mẹ chồng lườm nguýt, mắng về tội dùng nước quá phí. Sau một thời gian răm rắp nghe theo, Thơ nghĩ ra cách, không phục vụ sẵn nước nôi cho chồng dùng nữa, mà thường xuyên dặn chồng nước nào trong phòng tắm dùng để cọ rửa, nước nào có thể rửa tay chân… khiến chồng cô được phen “tẩu hỏa nhập ma”. Hôm sau anh có ý kiến với mẹ chồng là bỏ ngay việc tiết kiệm “quá thể đáng” ấy đi.

Tóm lại, cuộc sống làm dâu của Thơ sau hơn 2 năm ra Hà Nội giờ đã thoải mái hơn nhiều, nhiều nếp xưa của nhà chồng đã thay đổi để phù hợp với cuộc sống có thêm dâu mới.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm