Con gái không được về ăn Tết, ông bà ngoại vẫn vui vì chàng rể chu đáo, ấm áp
Dù có hai con gái, nhưng ông bà ngoại chẳng bao giờ buồn khi Tết đến, bởi cha tôi luôn quan tâm nhà vợ bằng những hành động chu đáo, ấm áp.
Sắp lấy chồng mới, tôi chết lặng khi biết lý do bị chồng cũ bỏ rơi không thương tiếc / Mẹ chồng nhiều lần xúi chồng bỏ tôi, cưới "phòng nhì" của anh về làm vợ
Ông bà ngoại tôi chỉ sinh được hai người con gái là mẹ tôi và dì út. Mẹ tôi lấy chồng rồi làm dâu cách nhà khoảng 10km, còn dì út lập nghiệp ở tận miền Nam. Bởi vậy, hầu như Tết năm nào, ông bà cũng "tự đón tết".
Nhà nội tôi đông hơn, nhưng chỉ mình cha tôi là con trai nên chúng tôi không thể về ngoại đón tết cùng. Một phần nữa là do ông bà nội khá khó tính và cổ hủ. Vào ngày Tết, hiếm khi mẹ tôi được ra khỏi nhà, chứ đừng nói về nhà ngoại.
Mẹ tôi kể, năm dì út mới đi, mẹ tôi xin về ăn tết với ông bà ngoại thì bà nội bảo: “Đã đi lấy chồng mà còn đòi ăn Tết nhà mẹ đẻ, thế thì đừng lấy chồng”.
Từ lúc biết nhận thức, tôi đã chứng kiến những ân tình cha tôi dành cho cha mẹ vợ qua những hành động ấm áp vào ngày Tết. Ông bà ngoại tôi thường tổ chức tất niên sớm hơn nhà nội. Cha đưa mẹ con tôi về trước một ngày để mua sắm, chuẩn bị.
Cha phụ ông ngoại tôi dọn dẹp bàn thờ, lau nhà cửa, lại còn đảm trách việc nấu nướng, cúng quảy. Xong tất niên nhà ngoại, cha mẹ tôi mới về lo cho nhà nội. Tất nhiên, để làm được điều này, phải nhờ cha tôi rất cứng rắn để vượt qua sự cấm cản của ông bà nội.
Ảnh minh họa
Có lần, bà nội mắng cha mẹ té tát vì dám qua mặt về lo Tết nhà ngoại, khiến mẹ tủi thân, khóc sưng cả mắt. Nhưng cha tôi vẫn giữ nguyên quan điểm: “Ai cũng có con cái, ai cũng có cha mẹ. Tết là dịp đoàn tụ gia đình, vợ chồng con về bên ngoại có gì là sai?”. Từ đó, ông bà nội cũng bớt khắt khe hơn.
Khi mua sắm thứ gì, cha tôi đều mua hai cái, chia đều cho cả hai nhà. Ví như, nhà nội một cành đào thì nhà ngoại một cây quất, nhà nội thùng bia, cân nếp, mấy ký thịt bò thì nhà ngoại cũng tương tự. Cha tôi làm trong âm thầm, dĩ nhiên, ông bà nội không hề biết.
Giáp tết, gần như ngày nào cha tôi cũng ghé nhà ngoại để xem còn thứ gì cần chuẩn bị nữa không. Đêm 30 Tết, sau khi làm xong gà cúng, mẹ ở nhà sửa soạn đồ cúng, cha chở chị em tôi về chơi với ông bà ngoại gần một tiếng trước giao thừa mới về. Ông bà nội cứ tưởng cha đưa chúng tôi đi xem không khí Tết ngoài đường nên không có ý kiến gì.
Sáng mùng Một, nhà tôi xuất hành du xuân về nhà ngoại chúc Tết đầu tiên. Những việc làm này của cha tôi không phải là thói quen mà là sự quan tâm, là tình cảm dành cho người đã sinh ra vợ mình.
Gia đình tôi luôn yên ấm vì mẹ tôi biết ơn cha. Còn ông bà ngoại đi đâu cũng khen con rể, tuy sinh hai cô con gái nhưng lại được “con rể đích tôn” quý hơn vàng. Cách cư xử của cha tôi với ông bà ngoại cũng dạy chúng tôi bài học về đối nhân xử thế.
Cha tôi bảo, cha giấu ông bà nội mỗi lần về ngoại không phải vì sợ, mà không muốn người già suy nghĩ nhiều. Thế hệ ông bà còn giữ nếp cũ, chịu ảnh hưởng tư tưởng ngày xưa nên khó thông cảm và hiểu được. Có những chuyện, không nói ra vẫn tốt hơn. Đã là con thì nam hay nữ, dâu hay rể đều phải hiếu thuận với cha mẹ. Nhà ngoại neo người, ông bà đã già, cha không quan tâm nữa thì ông bà sẽ buồn lắm và mẹ con cũng chẳng thoải mái gì.
Có lẽ, xuất phát từ suy nghĩ đó mà cuộc hôn nhân 30 năm của cha mẹ tôi vẫn luôn yên ấm, chưa bao giờ xảy ra cãi vã nặng lời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
3 con giáp khổ trước sướng sau, càng già càng giàu có, lộc lá rải khắp nhà
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh
Loại rau được ví như 'thần dược' ở Việt Nam: Giá 1 kg bằng một bát phở, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Cột tin quảng cáo