Con người hãy sống như Khổng Tử và làm việc theo phong cách của Tào Tháo
Phật dạy: 3 lời khẩu nghiệp, phụ nữ nói ra quả báo gánh trả cả đời không hết / Làm gì khi bế tắc? 2 bài học quý giá Phật dạy không phải ai cũng biết
Làm việc hãy như Tào Tháo
Cố nhân dạy: người làm việc lớn luôn biết uốn lưng cong gối, không đắc chí nhất thời. Năm xưa Tào Tháo chỉ xưng Vương mà khước từ ngôi Đế, ông biết rằng mình không thể “danh chính ngôn thuận” để cả thiên hạ phải quy phục. Càng cố chấp sẽ dễ bị lật đổ, trở thành kẻ trắng tay.
Không chỉ vậy, Tào Tháo cũng nhận thức được đỉnh cao quyền lực cũng chính là tham vọng và mê hoặc, có thể đánh mất bản thân bất cứ lúc nào. Vì vậy, ôn dù không phải cửu ngũ chí tôn, vẫn một tay thao túng quyền hành, là người nắm quyền lực cao nhất trong triều – thực thi những biện pháp đàn áp vô cùng quyết liệt đối với những người nhòm ngó đại quyền. Với Tào Tháo, học cách “cúi đầu” cũng là một loại trí tuệ.
Tào Tháo luôn ý thức được cần phải rèn luyện sức mạnh bên trong mới có thể bộc phát năng lực bên ngoài. Ông không nao núng trước vận thế luôn xoay vần trong thiên hạ, chuyện lớn thì quyết đoán, chuyện nhỏ thì tinh tế. Thào Tháo biết nhìn xa trông rộng, đối nhân xử thế chu toàn, tử tế hết mực để thu hút lòng trung thành của người khác. Ông hiểu: muốn nhận được cái gì, trước hết phải cho đi.
Làm người hãy học Khổng Tử
Khổng Tử được xem là bậc Thánh Nhân với người Trung Hoa. Với ông, người quân tử sống luôn phải tâm niệm 6 điều sau: lời nói phải có chữ tín, luôn đặt chữ hiếu làm đầu, biết sai biết sửa, gìn giữ các mối quan hệ vừa đủ, dù hoàn cảnh nào cũng không được thối chí, sống khoan dung độ lượng để tâm tư tịnh tại.
Trong xử thế, phải biết thu mình, luôn tâm niệm dưới cơ kẻ khác, đừng hành xử lỗ mãng, lời nói ngông cuồng. Người khôn khéo, lắng nghe lời nói nhưng cũng quan sát cả hành động. Người thông minh, linh hoạt trong hành xử, không độc tài, kiêu ngạo. Người bản lĩnh, giữ vững ý chí của bản thân, tôn trọng con đường của kẻ khác. Người chính trực, dù giàu hay nghèo đều giữ lòng bình thản, đối xử ngang hàng. Người tĩnh tại, luôn trung hòa giữa suy nghĩ và hành động, không thái quá, không chấp nhất.
Không Tử dặn, luôn nhắc nhở bản thân phải tu dưỡng là chân cốt của đạo lý làm người. Gặp chuyện thị phi, đừng nên xen vào để bản thân nhơ bẩn. Luôn biết giữ chừng mực với kẻ tiểu nhân, đừng trở thành nô lệ của đồng tiền. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Làm người, hãy giữ tâm tính thanh tịnh như nước trong nguồn, cương trực như núi Thái Sơn. Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi bản thân, hạnh phúc trên đời luôn nằm trong lựa chọn của chínhta.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết