Đời sống

Phật dạy: Ở đời có 3 loại bố thí giúp con người công đức viên mãn

Phật dạy, sống ở đời có 3 loại giúp đỡ. Tùy theo từng trường hợp mà hành thiện tích đức, công đức sẽ được viên mãn.

Phật dạy: 3 lời khẩu nghiệp, phụ nữ nói ra quả báo gánh trả cả đời không hết / Làm gì khi bế tắc? 2 bài học quý giá Phật dạy không phải ai cũng biết

Tài thí

Tài thí có nghĩa là giúp đỡ người khác về vật chất, tiền bạc. Muốn dùng tài thí để hành thiện tích đức, bắt buộc ta phải có tài sản, và đủ để nuôi sống chính mình. Bởi giúp được chính ta thì mới có thể giúp được người khác. Phật dạy, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, tiền càng nhiều, nếu giữ làm của riêng sẽ chỉ sinh phiền muộn, bất mãn và làm dụng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một trong những thử thách lớn nhất mà đời người phải đối mặt: chính là thái độ đối với tiền bạc, và cách sử dụng chúng. Tiền không thể mua được hạnh phúc, khi con người không hiểu giá trị của hạnh phúc là gì. Giá trị thực sự của hạnh phúc là cho đi không nhận lại: cho cha mẹ, con cái, và những con người nghèo khó.

Pháp thí

Pháp thí, tức là giúp đỡ người khác bằng phương pháp giúp họ thoát khỏi nỗi khổ. Có câu nói thế này, thay vì cho đứa trẻ một quả táo, hãy dạy nó cách vun trồng. Thay vì cho người nghèo một con cá, hãy đưa anh ta cần câu. Dùng tài thí, sự giúp đỡ sẽ chỉ giới hạn trong lượng vật chất. Khi đó, con người không thể thực sự thoát khỏi khổ ải, mà mãi vẫn u mê, nghèo đói, trì trệ, vô năng.

Phật dạy, người muốn dùng pháp để hành thiện, phải sống đủ lâu, nghĩ đủ sâu, làm đủ giỏi. Khi đó, mới có thể ban phát tri thức để hướng nhân sinh đến sự giác ngộ. Dùng pháp thí, kẻ nghèo khó sẽ biết đâu là con đường đúng đắn nên đi, lợi ích nhận được sẽ lớn lao và tồn tại bền vững.

Vô úy thí

 

Vô úy thí tức làm cho người ta hết sợ hãi. Trong cuộc sống, con người bị bủa vậy, trói buộc bởi hàng trăm nỗi sợ: sợ sẽ bị mất đi, sợ những điều chưa đến, sợ phải sống trong dày vò, dằn vặt. Vì vậy, nếu dùng vô úy thí, người được cho sẽ thấy lòng như trút được gánh nặng ngàn cân.

anh 13

Muốn sử dụng vô úy thí, trước tiên con người phải vững tâm, kiên định, thấu hiểu triết lý Phật pháp, để nhìn rõ vạn vật thế gian. Không tham tức không còn ham muốn, tìm cách giữ gìn hay chiếm đoạt, như vậy có gì phải lo sợ? Tiền không ham, không sợ thiếu. Danh không màng, không sợ mất. Sắc không quyến luyến, chẳng sợ bị dày vò. Từ đó, con người sẽ trở nên tĩnh tại, vô ưu trước mọi thăng trầm cuộc sống.

Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm