Con thủng dạ dày, tá tràng vì thói quen khi ăn của triệu gia đình Việt
5 món ngon ăn vào buổi tối sẽ thành "độc dược", vừa hại dạ dày vừa gây mất ngủ / Thói quen ăn uống khiến người Việt mắc ung thư dạ dày
Khoa Ngoại Nhi, BV TƯ Thái Nguyên đã tiếp nhận bệnh nhân Vũ Minh Đ. 15 tuổi, ở Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, vào viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng trên rốn, mệt mỏi nhiều.
Khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết khoảng 1 tháng nay đau tức âm ỉ vùng thượng vị, có lần nôn ra máu.
Sau khi chụp X-quang bụng và CT ổ bụng, bác sĩ phát hiện có nhiều khí và dịch tự do trong ổ bụng, vùng hành tá tràng có mạc nối thâm nhiễm. Bệnh nhân được chẩn đoán thủng tạng rỗng, theo dõi thủng ổ loét hành tá tràng.
Hình ảnh vết thủng gần 1 cm tại mặt trước của hành tá tràng |
Các bác sĩ khoa Ngoại Nhi đã phẫu thuật nội soi kết hợp truyền máu hồi sức cho bệnh nhi. Ghi nhận trong mổ cho thấy, mặt trước của hành tá tràng có 1 lỗ thủng, thích thước 0.7 x 0.7 cm, kèm theo nhiều giả mạc, dịch đục trong ổ bụng.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng hành tá tràng, lau rửa sạch ổ bụng. Sau 7 ngày điều trị tại khoa Ngoại nhi, toàn trạng trẻ ổn định, ăn uống bình thường và được xuất viện.
Chủ yếu do thói quen sinh hoạt
Khác với người lớn, thủng dạ dày – tá tràng ở trẻ em tương đối ít gặp, nguyên nhân thủng do viêm loét dạ dày – tá tràng.
Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em đa số do nhiễm vi khuẩn HP – lây qua đường miệng. Tuy nhiên, với các trường hợp thủng dạ dày, tá tràng, nhiễm HP chỉ là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh, nguyên nhân quan trọng là do thói quen ăn uống, vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt, ăn vặt nhiều, chơi quá nhiều, thức khuya, stress học tập....
Trước đây viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun.
Tuy nhiên TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi TƯ, tại khoa số trẻ đến điều trị bị mắc viêm dạ dày chiếm đến 1/3, nhiều bé mới vài tuổi đã bị loét dạ dày rất sâu. Có nhiều trường hợp vào cấp cứu vì ói ra máu, một số trường hợp biến chứng thủng dạ dày.
Ở trẻ em, triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng không giống người lớn, thời gian tiến triển bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm.
Theo đó, trẻ có thể đau bụng trước hoặc sau bữa ăn, đau về đêm, đôi khi đau bất thường, không có thời điểm cố định.
Bệnh nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày – tá tràng, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị.
Về lâu dài, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Để hạn chế viêm loét dạ dày - tá tràng, các cha mẹ cần bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ, tránh lây nhiễm HP, điều chỉnh lối sống lành mạnh cho con như hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game, đặc biệt trong khi ăn, ăn nhiều rau quả, đủ chất dinh duỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 tiếng/ ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?