Công thức nấu cháo sườn chuẩn vị Hà Nội
Mẹo ướp thịt chuẩn nhà hàng 5 sao cho món ngon dậy mùi / Những món ngon không thể bỏ qua khi ghé thăm đất cảng Hải Phòng
Nguyên liệu
Ảnh minh họa.
300g sườn non
500g xương heo (xương đuôi)
300g gạo tẻ
2.5 muỗng muối
2 muỗng mạt nêm
Sườn heo để nấu cháo sườn thì bạn nên chọn sườn loại có nhiều thịt một chút, mua về rửa sạch rồi cắt thành các miếng.
Gạo có thể chọn loại gạo tẻ hoặc gạo tẻ trộn với gạo nếp để nấu cho thơm và cháo không bị vữa. Vo sạch 300g gạo sau đó cho vào chén, ngâm gạo ngập nước trong khoảng 3 giờ đồng hồ để cho gạo mềm bớt. Ngâm xong để gạo ráo nước, rồi cho vào máy xay, xay nhỏ để nấu cháo nhanh hơn.
Lưu ý chỉ xay nhỏ vừa phải thôi nhé. Hành tím rửa sạch, bỏ vỏ rồi bào lát mỏng để phi thơm. Ngò rí rửa sạch rồi cắt nhuyễn. Hành lá rửa sạch, phần gốc cắt thành khúc dài khoảng 1cm, phần thân cắt nhuyễn.
Đặt nồi lên bếp rồi đổ nước vào nấu sôi. Khi nước đã sôi thì cho xương đuôi, sườn vào và luộc trong khoảng 10 phút để loại bỏ bọt bẩn, sau đó vớt sườn ra rồi rửa sơ lại với nước lạnh cho sạch hẳn. Gỡ thịt trong phần xương đuôi ra.
Đổ gạo đã xay vào nồi, rây phần nước hầm xương vào, nấu lửa vừa đến khi cháo sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu đến khi cháo mềm. Trong lúc nấu cháo nhớ khuấy thường xuyên.
Thêm thịt xương và sườn non vào nồi cháo, nêm muối và hạt nêm cho vừa miệng, khuấy đều là xong.
Một tô cháo sườn nóng hổi cùng hành lá cắt nhỏ, ớt bằm, hành phi và đặc biệt là bánh quẩy tạo nên vị ngon hơn bất ngờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?