Cứ cuối tuần chị chồng lại dẫn con sang ăn "thủng nồi trôi rế" mà không góp đồng nào, cách xử của tôi khiến chị "chạy mất dép"
Không chỉ sữa, đây là những thực phẩm "rẻ tiền" giàu canxi giúp xương chắc khỏe ít ngờ đến / Chọn mua nho nên nếm quả trên cùng hay ở giữa là đúng nhất? Đây là cách chọn chuẩn nhất cho bạn
Bố mẹ chồng tôi rất hiền. Làm dâu được gần 4 năm, thi thoảng cũng cãi cọ, mâu thuẫn này kia nhưng thật lòng tôi rất quý ông bà.
Họ có lương hưu khá cao nên con cháu không phải nuôi, ngược lại chúng tôi sống chung nhưng gần như chẳng phải lo gì mà được bao từ a-z. Mỗi tháng, hai vợ chồng đưa bao nhiêu thì bố mẹ chồng cầm bấy nhiêu, không có chuyện hoạnh họe, đòi hỏi như nhiều chị em hay than thở (nhưng tôi vẫn biết điều gửi ông bà tiền sinh hoạt).
Ở nhà tôi càng không có chuyện các con đưa tiền ít thì mẹ chồng cho ăn mắm muối, đưa nhiều tiền cơm mới có thịt cá... Bữa ăn nào bà cũng chuẩn bị đầy đủ, tươm tất cả. Mẹ chồng tôi bảo như thế mọi người mới có sức cày cuốc, kiếm tiền.
Chị chồng tôi lấy chồng cũng gần đó, cuối tuần bà ấy hay đưa 2 đứa nhóc về chơi. Và lần nào cũng thế, chẳng mua thứ gì sang biếu, lại còn vòi vĩnh mẹ: "Cháu nó thích ăn sữa ABC, thích ăn quả XYZ... Bà mua cho cháu nhé!"
Mẹ chồng tôi lương cũng cao, lại là người luôn hết lòng vì con cháu mà nên chẳng bao giờ từ chối. Mà tôi kể thế là đôi lần thôi, chứ thực ra trước khi chị chồng tôi nhắc mẹ chồng đã chủ động mua đồ đầy tủ lạnh rồi.
Nhưng chị chồng lại khiến tôi cảm thấy không thể thích nổi, bởi chị ấy quá khôn lỏi. Lúc nào cũng chỉ lo vơ vét về nhà mình chứ chẳng cho ai được cái gì bao giờ. Tới chính mẹ ruột mà tôi chưa từng thấy chị ấy cho một đồng. Ngày Tết mang giỏ quà loại đôi trăm qua biếu rồi lại than thở thưởng thấp nên thiếu ăn. Cuối cùng, mẹ chồng tôi lại rút ví ra cho ngược con gái.
Mẹ chồng tôi là mẹ đẻ chị ấy, bà không tính toán, kêu than gì thì tôi cũng chẳng có quyền can thiệp. Nhưng chị ấy lại vô tư quá tới mức mỹ phẩm cao cấp tôi mua cũng tự tiện lấy về. Rồi sữa, rồi quần áo của con bé nhà tôi chị ấy cũng xin cho đứa út. Tôi khó chịu lắm, nhưng vẫn cố nhịn cho êm ấm cửa nhà.
Cuộc sống của gia đình tôi vẫn sẽ bình bình như thế, bố mẹ vẫn lo toan cho con cháu về cả vật chất và tinh thần như vậy, cho tới khoảng thời gian gần đây... Bố chồng tôi sau một lần đi khám sức khỏe phát hiện ra bị ung thư giai đoạn cuối. Bác sĩ cũng nói dù phẫu thuật, hóa chất... cũng khó lòng mà qua khỏi. Những biện pháp ấy chỉ nhằm kéo dài thời gian sống mà thôi.
Tuy nhiên, cả nhà chồng tôi đều cho rằng còn nước còn tát, phải cố gắng dồn tiền cho bố chữa trị. Kể từ đó, toàn bộ lương của bố mẹ tôi lo tiền thuốc thang, viện phí. Chuyện ăn uống, điện nước, chi tiêu trong nhà đều do vợ chồng tôi lo cả.
Chúng tôi lương trung bình, do đó gánh toàn bộ chi phí thật không đơn giản. Chưa kể, nhà tôi xưa kia mức sống cao, mỗi bữa ăn toàn dăm bảy món, giờ cố thì không được mà bớt thì không quen... Nhưng mọi người cũng tự hiểu và dần dần phải thích nghi.
Song, điều khiến tôi bức xúc nhất chính là chị chồng. Anh chị ấy lương cao nhưng chẳng gửi đồng nào cho bố, hàng tuần vẫn dẫn lũ nhóc tới nói thăm ông nhưng chỉ bày vẽ ăn uống miễn phí...
Chồng tôi thì nói không đáng bao nhiêu, 2 đứa trẻ con ấy mà. Nhưng nhà ai có trẻ 3 với 6 tuổi sẽ hiểu, sức ăn của chúng không hề yếu. Đặc biệt, mấy đứa nhóc nhà chị tôi ăn rất nhiều. Một thùng sữa tươi tôi mua cho con gái mà 2 ngày cuối tuần chúng qua chơi đã chén hết sạch. 1 ngăn tủ đầy kem, bánh kẹo, hoa quả cũng không sót cái gì.
Tôi góp ý với chồng để anh khuyên chị gái có sang chơi thì cũng biết đường mang đồ ăn cho con qua. Thế mà anh do dự mãi, xong rồi tặc lưỡi: "Thôi, giờ có thùng sữa mà lại đòi chị tiền thì ngại lắm. Mình là người nhà mà..."
Tức lắm, tôi hiểu rằng mình không trông chờ được gì vào chồng. Vậy nên tôi quyết định sẽ không nhịn nữa, tìm cách "chơi" lại chị chồng một vố.
Hôm gần đây, chị chồng tôi đưa 2 đứa nhỏ sang rồi nói quên sữa, liền sai tôi:
Lát thím đi chợ đúng không? Mua hộ chị thùng sữa nhớ, với lâu quá rồi không được ăn cua ghẹ gì. Hay trưa nay nhà mình làm bữa hải sản nhỉ?
Tôi biết thừa tính chị chồng, "hộ" nhưng có nghĩa là tự rút tiền túi đi. Đòi ăn hải sản cua ghẹ nhưng chị cũng không chi đồng nào đâu. Tôi cười, bảo:
Chị muốn mua loại sữa nào? Ăn hải sản thì ăn gì nữa, chả lẽ mỗi cua với ghẹ?
Thấy tôi vui vẻ, chị chồng tưởng "chốt kèo" xong xuôi nên hí hửng gợi ý:
Sữa X, loại đắt nhất đấy. 2 đứa nhà chị uống loại đó quen rồi. Hải sản thì em mua cho chị thêm mực với tôm nhớ, nhớ loại tôm to vào...
Tới đây tôi mới lật bài ngửa:
Chị có tiền đó không, em hết tiền mặt mất rồi...
Ơ thế dùng thẻ đi, chị cũng không có.
Từ ngày bố ốm vợ chồng em nặng gánh, tháng nào cũng vay đó chị. Tiền trong thẻ cũng chẳng còn. Nay nhờ chị mới được ăn bữa hải sản.
Nghe tôi nói thế, chị chồng lập tức đổi ý bảo ăn gì cũng được. Và trưa đó tôi cho ăn... chay mọi người ạ. Sữa của con bé nhà tôi, tôi cũng đem giấu cả. Chị ấy hỏi xin tôi nói hết tiền nên cắt cả sữa của con. Từ hôm đó tới giờ chưa thấy chị chồng sang chơi nữa. Tôi đoán chị ấy cũng sợ mà chạy mất dép rồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương: Vững đà phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Mẹo vặt: Ném hai chai nước vào máy giặt vừa tăng độ sạch còn giúp giảm hao mòn quần áo
Nắp chai bia, nắp chai nước ngọt luôn có hình vương miện và 21 răng cưa, lý do phía sau là gì?
Người xưa nói: 'Con gái có lúm đồng tiền kiếp trước, kiếp này rơi nước mắt' có ý nghĩa gì?