Củ dền “bí quyết đỏ” trong chăm sóc sức khỏe cũng có nhiều tác hại
Uống một cốc nước này mỗi sáng: Vừa giữ dáng, đẹp da lại còn ngừa ung thư / Uống nước đậu đỏ theo cách này vừa giảm cân lại đẹp da, 1 tuần là có hiệu quả ngay
Lợi ích và tác hại của củ dền |
Tác dụng của củ dền
Nước ép củ dền thường được dùng cho nhiều mục đích, từ việc kích thích tăng khả năng tập luyện cho đến hỗ trợ sức khỏe cho gan và mắt. Một chiết xuất từ củ dền gọi là betaine, được sử dụng để tối đa hóa quá trình khử độc gan, tăng cường sản xuất các hormone trong cơ thể, thúc đẩy cảm giác thoải mái và thư giãn đồng thời loại bỏ homocysteine thừa trong nước tiểu và máu (Homocysteine có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim).
Giúp gan khỏe mạnh:Sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ. Vì vậy, nếu bạn thừa cân, hãy uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày của bạn, nó sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Cả lá và củ của cây rau dền là những chất tẩy sạch rất hiệu quả và có tác dụng bổ máu.
Ổn định trạng thái tinh thần:Ngoài những hóa chất thực vật chất xơ…, củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.
Ổn định huyết áp: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt. Các nhà khoa học cho rằng chính hàm lượng nitrate cao trong củ dền có thể góp phần giúp giảm huyết áp.
Chống đột quỵ và ngừa bệnh đau tim: Nước củ dền đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp. Nó có tác dụng đối với 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành và là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ. Hầu hết chúng ta không thích các loại nước uống màu đỏ vào buổi sáng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy sẽ thật tốt cho sức khỏe nếu bạn thêm nước ép củ dền đỏ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Ngoài ra, củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư: Nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines - vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.
Tác hại của củ dền
Nước tiểu màu hồng: Khoảng 10-14% người ăn củ dền khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ. Đây không hẳn là tác hại của củ dền. Tuy nhiên, nước tiểu pha màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu và có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này phổ biến tới mức có một thuật ngữ y khoa gọi là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ).
Có giả thuyết cho rằng beeturia đôi khi được gây ra bởi một gen hoặc một tập hợp các gen lặn. Nó cũng liên quan đến tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể. Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền ăn vào hoặc phụ thuộc vào dạng mà chúng được tiêu thụ cũng như lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.
Hạ huyết áp: Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp, điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp người bệnh muốn hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phối hợp thường xuyên nước củ dền và thuốc như Viagra, chúng có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường. Thêm vào đó, nếu người dùng bị giãn tĩnh mạch thì việc ăn củ dền quá nhiều có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tĩnh mạch.
Sỏi thận:Củ dền khá giàu axit oxalic. Axit oxalic, hay oxalat, có thể gây cản trở việc hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định như canxi. Một số bác sĩ tin rằng có một mối liên quan giữa việc tiêu thụ các thực phẩm có oxalat cao và sự hình thành sỏi thận dạng canxi oxalat. Tuy nhiên, tờ New York Times cho rằng những người bị bệnh thận không nên loại bỏ các thực phẩm có oxalat cao trong chế độ ăn uống mà không có một khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ.
Sỏi mật:Mặc dù không liên quan đến sỏi thận, nhưng sỏi mật cũng được hình thành từ các tinh thể axit oxalic. Do đó bác sĩ có thể khuyên bạn tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu bạn dễ bị sỏi mật. Một lần nữa, nếu không có khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên loại bỏ củ dền hoặc các thực phẩm có oxalat cao khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đời bạc tình thì tôi cũng bạc nghĩa, chỉ sau một cú điện thoại cả nhà chồng tôi phải ra đường sống...
Mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến tôi nghẹn ngào
Top 4 con giáp bứt phá thu nhập sau Tết Dương 2025, ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ
Ngày cuối năm 2024: 4 tuổi đằng Đông hốt bạc, đằng Tây gom vàng, tiền bạc ùn ùn kéo đến cửa
Những nốt ruồi 'vàng' này chính là bản đồ chỉ đường đến thành công và tài lộc, bạn có sở hữu không?
Đem 20 triệu đến cho mẹ chồng trả viện phí, tôi sững người khi nghe được cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng