Cứ thế này bảo sao môi bạn không xấu thậm tệ
5 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng ăn vào buổi tối là "hạ độc" cơ thể / Những loại nước ép thanh mát lại giúp giảm cân nhanh chóng, hiệu quả
Liếm môi là nguyên nhân khiến môi ngày càng xấu. |
Khi cảm thấy đôi môi khô và nứt nẻ, phản xạ là bạn muốn liếm môi. Nhưng ngay sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn, vì vậy bạn lại liếm môi và cứ thế. Chu trình này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi.
Chẳng bao lâu sau, có một lớp thượng bì thô ráp và teo tách ra khỏi lớp ẩm phía dưới môi. Cắn và nhai đôi môi của bạn có thể tạo ra hiệu ứng tương tự. Vì vậy nếu bạn thấy mình thường xuyên làm điều này, hãy cố gắng từ bỏ thói quen xấu này.
Mất nướcMôi không chứa các tuyến tạo dầu như da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Trên thực tế, khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc. Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.
Thiếu vitaminThiếu hụt vitamin B2 là nguyên nhân hàng đầu mang đến làn môi khô nứt nẻ và bong tróc. Lúc này, môi của bạn không chỉ bị lột da thường xuyên mà còn gây ngứa ngáy vùng môi khó chịu. Do đó, muốn khắc phục tình trạng đôi môi sần sùi thì bạn nên chăm bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2 như các loại rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, đậu nành, hạnh nhân, sữa trứng, khoai lang, cà rốt...
Thực phẩm nạp vàoMột số loại axit trong thực phẩm có thể là thủ phạm khiến đôi môi bạn dễ khô hơn. Các loại trái cây họ cam, chanh, quýt hoặc cà chua khi tiếp xúc trực tiếp với da môi có thể làm tình trạng bong tróc nặng thêm. Do đó, khi tiêu thụ các loại thực phẩm này bạn nên hạn chế cho chúng chạm vào môi, nếu uống nước cam thì có thể sử dụng ống hút bạn nhé.
Mỹ phẩm
Một số sản phẩm làm đẹp có thể có các thành phần làm cho môi khô. Đôi khi, ngay cả kem đánh răng cũng có thể là “thủ phạm” gây khô môi. Vì thế, bạn nên thận trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm để bảo vệ đôi môi của mình.
Thuốc và các bệnh lý khácMột số bệnh lý dị ứng, thậm chí cả việc đang sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trong tình huống này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ