Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn chọn, bảo quản và sử dụng bánh Trung thu đúng cách
Cách làm tinh dầu dưỡng tóc tại nhà cho mái tóc xơ rối / Thích mê món chân gà ngâm sốt vừng thơm ngon, lạ miệng
1. Lựa chọn bánh trung thu an toàn thực phẩm theo những tiêu chí nào?
Thứ nhất, để ăn được bánh trung ngon mà không bị ngộ độc thực phẩm thì người dân nên lựa chọn những loại bánh có xuất xứ rõ ràng, quy trình sản xuất hợp vệ sinh, có ghi nơi sản xuất rõ ràng trên bao bì, kèm theo hướng dẫn sử dụng cũng như cách bảo quản.
Thứ hai, để không ăn phải bánh trung thu đã hết hạn (nhất là các loại bánh handmade) thì nên xem kĩ trên bao bì ngày tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng của bánh trung thu.
Thứ ba, khi chọn mua bánh trung thu, người mua nên chọn bánh ở các địa điểm bán uy tín, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm như hộp chống bụi bẩn côn trùng, mưa nắng,...
Thứ tư, để lựa chọn bánh trung thu đúng cách, tốt nhất nên quan sát xem bánh có bị vỡ nát, dập hay có màu sắc lạ hay không. Túi hay hộp đựng không bị nhạt màu, mờ hạn sử dụng hay nhà sản xuất,...
Người dân không nên mua sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, kém chất lượng. Những sản phẩm trôi nổi thường không có nguồn gốc rõ ràng, không có nhãn mác cũng như không tuân theo các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu chẳng may ăn phải sẽ rất có hại cho sức khoẻ. Đó là chưa kể đến các nguyên liệu làm bánh cũng có thể đã quá hạn sử dụng hay được nhập lậu do giá rẻ.
2. Cách bảo quản và sử dụng bánh trung thu đúng cách
Theo như hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm thì người tiêu dùng khi mua bánh trung thu cần sử dụng và bảo quản bánh trung thu đúng cách như hướng dẫn được in trên bao bì. Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm sau để bảo quản và sử dụng bánh trung thu được đúng cách:
- Khi mua bánh về cần bảo quản ở những nơi sạch sẽ, không để ở những nơi dễ có bụi bẩn hay côn trùng có thể bò vào bánh.
- Tùy từng loại bánh sẽ có một vài cách bảo quản nhiệt độ khác nhau, người tiêu dùng nên đọc kĩ trên bao bì hướng dẫn.
- Khi chuẩn bị ăn bánh, cắt bánh cần rửa tay sạch sẽ, tránh vô tình đưa vi khuẩn vào cơ thể qua tay gây ra các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn,...
- Trước khi ăn bánh trung thu đúng cách cần quan sát xem bánh có màu sắc lạ không, có mùi gì khó chịu không, có xuất hiện các vết nấm mốc hay không,... Nếu như có các dấu hiệu trên thì cần bỏ bánh đi ngay, không nên xem phần nào chưa hỏng để ăn vì rất có thể gây ngộ độc.
- Không nên ăn quá nhiều bánh trung thu một lúc, do bánh trung thu được làm từ bột, đường, mỡ, bơ, lòng đỏ trứng,... đặc biệt để được trong thời gian dài thì bánh trung thu còn được thêm vào các chất bảo quản nên không nên ăn quá nhiều. Nhất là những người bị tiểu đường, tim mạch,...
Trong trường hợp có những biểu hiện bất thường như đau bụng, ngộ độc, sốt, dị ứng sau khi ăn bánh trung thu cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh