Cúng Rằm tháng 7 ngày nào và mâm cúng cần có những gì?
Bị vô sinh nhưng vợ vẫn hớn hở tiệc tùng, tôi chỉ biết thở dài cho tới khi phát hiện vết tiêm trên người cô ấy thì choáng váng và phẫn nộ vô cùng / Mới kết hôn hơn một năm, chị gái đã mang đơn ly hôn có chữ ký của chồng trở về, nguyên nhân khiến tôi và mẹ "câm nín"
Ảnh minh họa.
Cúng Rằm tháng 7 ngày nào thì tốt?
Theo truyền thuyết, hàng năm đến ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho những linh hồn có thể tự do đi ở trần gian và nhận bố thí từ con người. Sau 12h đêm ngày 14/7, linh hồn sẽ bắt buộc phải trở về địa ngục.
Quan niệm của người Việt là "có thờ có thiêng có kiêng có lành". Người Việt nói chung và đặc biệt là người miền Bắc rất quan trọng việc cúng bái. Bởi thế, nhân dân ta có nhiều người sẽ cúng cô hồn trước ngày Rằm tháng 7. Việc cúng cô hồn có thể thực hiện từ ngày mùng 2/7 đến trước 12h đêm ngày 14/7 Âm lịch.
Cúng Rằm tháng 7 (hay còn gọi cúng cô hồn, cúng chúng sinh) với mong muốn sẽ không bị quỷ quấy rối, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, cùng với đó thể hiện được lòng thương, sự từ bi của con người.
Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan, một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đây cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.
Vào ngày này, người Việt thường làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Nên cúng Rằm tháng 7 vào thời điểm nào trong ngày?
Khi chọn được ngày cúng bạn cần phân biệt cúng gia tiên và cúng chúng sinh Rằm tháng 7. Đây là hai lễ hoàn toàn khác nhau.
Ngày nay, có nhiều người đã gộp cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm một nhưng đây là điều không nên. Bởi lẽ cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước ban thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn đến cha ông, người quá cố, đặc biệt nên cúng vào ban ngày.
Còn việc cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7 cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện ở chùa chiền. Cúng chúng sinh nên cúng vào buổi tối.
Nhiều cửa hàng mở chế độ đặt mâm cỗ, tùy chọn món online cho khách.
Cách sắm lễ cúng Rằm tháng 7
Về cơ bản, bạn hãy nhớ một quy tắc rằng "có gì cúng nấy", không cần quá phô trương hay cầu kỳ. Điều quan trọng đó là bạn thành tâm và mong muốn thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên là được.
Lễ cúng Rằm tháng 7 thường gồm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Vậy, cần chuẩn bị những lễ vật gì:
1. Lễ cúng Phật
Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả.
2. Lễ cúng thần linh, gia tiên:
Cúng Thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Bên cạnh đó có thể chuẩn bị thêm tiền vàng và những vật dụng dành cho người cõi Âm được làm bằng giấy như quần áo, giày dép, xe cộ… với mục đích để cho những người đã khuất cũng có được một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi như dương trần.
Mâm cúng Rằm tháng 7 tại nhà có thể làm đầy đủ các món mặn như xôi, gà luộc, cơm, canh, cá kho… vàng mã và theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.
3. Lễ cúng cô hồn rằm tháng 7
- Lễ cúng chúng sinh: Gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si. Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.
Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.
Một nghi thức cúng cô hồn đúng bao gồm:
- Muối gạo: (1 đĩa).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hay là cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...
- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương: Vững đà phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Nàng dâu bị mẹ chồng "sạc" nảy lửa sau khi nâng mũi, cú phản đòn bất ngờ khiến bà phải "xuôi"
Người xưa nói: '3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh', có thực sự dự đoán được tính cách, tương lai đứa trẻ không?