Đời sống

Đại kị khi ăn cà rốt, số 1 vô cùng nguy hại đừng dại mắc vào

Cà rốt là một loại củ phổ biến và rất giàu chất dinh dưỡng. Bạn cần biết những lưu ý này khi ăn cà rốt để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặt lon bia uống dở vào góc bếp - mẹo diệt cả đàn gián chỉ trong 1 đêm khiến chị em "trầm trồ" / Những mẹo trang điểm đơn giản giúp gương mặt bạn bừng sáng hơn

Cà rốt không nấu với gan động vật

Gan động vật chứa hàm lượng kim loại cao, đặt biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, vitamin C có trong cà rốt cá khả năng làm oxy hóa các khoáng chất trên và làm mất công hiệu của các ion kim loại.

5-thuc-pham-dai-ky-voi-ca-rot-cho-dai-an-chung-keo-anh-huong-den-suc-khoe-2020-11-12-09-26
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, cellulose và axít oxalic trong cà rốt sẽ làm rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Cà rốt kỵ với cà tím

Bạn không nên nấu hai loại thực phẩm này cùng với nhau vì các chất dinh dưỡng trong cà tím và cà rốt sẽ tạo ra phản ứng, khi ăn sẽ gây khó tiêu và một số tác hại nhất định với dạ dày.

Cà rốt tuyệt đối không nên ăn cùng củ cải

Tương tự như chanh dây, củ cải trắng cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, tốt cho sức khỏe. Khi ăn chung với cà rốt, vitamin C trong củ cải sẽ bị enzyme phân hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

 

Không ăn khi bị táo bón

Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu.Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Không ăn sống, không hầm quá kỹ

Theo các nghiên cứu khoa học, cà rốt nấu chín, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn tốt hơn cà rốt sống. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.

Bên cạnh đó, nhiều bà nội có thói quen hầm cà rốt kèm các món ăn khác. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

 

Không ăn thường xuyên

Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...

Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy, tốt hơn hết nên ăn đúng liều lượng cần thiết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm