Dân công sở ngồi sai tư thế khiến sức khỏe bị ảnh hưởng lớn
6 công dụng tuyệt vời của sáp vaseline / Giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả
Đau lưng
Ảnh minh họa.
Độ sâu của ghế phải phù hợp với chiều dài của hông. Nếu bạn ngồi trên chiếc ghế quá lớn, hãy đặt một chiếc gối dưới thắt lưng. Nếu không, bạn dễ bị trượt xuống, dẫn đến áp lực và đau ở lưng. Ngoài ra, đừng vội thay đổi tư thế nếu bạn không thoải mái. Hãy để cơ bắp quen với tư thế đúng. Chúng sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái nhưng không phải ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần thực hiện lâu dài.
Tê chân
Đừng bắt chéo chân của bạn. Nó có thể cản trở lưu thông máu, chèn ép tĩnh mạch, gây tê chân và hội chứng chân không yên. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh ghế ngồi với nguyên tắc bàn chân nên chạm đất và mép ghế không nên thấp hơn đầu gối. Nên bỏ giày dép khi ngồi hoặc sử dụng giá đỡ đặc biệt để chân gập cong một góc hơn 90 độ một chút.
Đau, tê tay
Khi làm việc với máy tính, tay của bạn luôn bị áp lực. Đặt tay sai tư thế có thể gây đau âm ỉ và dai dẳng cũng như cảm giác tê ở tay vào buổi sáng. Tư thế đúng là cổ tay phải thẳng, không quay sang hai bên. Tay gập một góc 90 độ và thả lỏng trên bàn.
Mỏi mắt
Khi bạn làm việc trên máy tính quá lâu, mắt có thể bị mờ, khô và đỏ, bạn dễ bị đau đầu, chóng mặt. Bạn cần biết những nguyên tắc sau để ngăn ngừa điều đó:
- Đặt lại màn hình máy tính: Vị trí tối ưu là điểm trung tâm màn hình nằm ngang tầm mắt, cách nhau khoảng 50 cm.
- Giảm ánh sáng của màn hình: Nếu bạn ngồi cạnh cửa sổ, hãy kéo rèm xuống để giảm độ sáng. Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và kích thước phông chữ của màn hình.
- Đeo kính đặc biệt để sàng lọc một phần quang phổ. Nó giúp đôi mắt bớt mệt mỏi và bảo vệ thị lực.
- Tập các bài tập mắt: Bạn có thể nhìn ra cửa sổ hoặc xung quanh phòng làm việc trong ít nhất 20 giây sau mỗi một giờ làm việc.
Bạn có thể làm gì?
Thật không may cho những “chiến binh cuối tuần”, những người muốn tập luyện liên tục trong 2 ngày thứ 7 và Chủ nhật để bù đắp một tuần ngồi làm việc, Tiến sĩ Stewart tuyên bố rằng hầu hết các tổn hại cho tim và cơ bắp của bạn đã xảy ra và không thể đảo ngược.
Nếu không đứng dậy thường xuyên trong ngày làm việc, bạn vẫn có những nguy cơ tương tự, ông nói.
Đây là những lời khuyên của Tiến sĩ Stewart để giúp bạn giảm rủi ro:
1) Đứng dậy bất cứ khi nào có thể
Tiến sĩ Stewart khuyên bạn nên đứng lên mỗi khi có cơ hội, để giữ cho nhịp tim của bạn tăng lên - cho dù đó là ra ngoài để gọi điện thoại, trò chuyện, hoặc lấy một cốc nước.
2) Nghỉ giải lao sau mỗi giờ
Tiến sĩ Stewart nói, nếu bạn duy trì vận động thường xuyên, bạn sẽ ngăn được nhịp tim của mình giảm xuống.
3) Họp và nói chuyện trong khi đi bộ
"Nếu bạn có một cuộc họp mà không cần đến máy tính và màn hình, tại sao bạn không vừa họp vừa đi bộ?”, ông gợi ý.
4) Biến bàn làm việc ở nhà thành nơi tập thể dục
Tiến sĩ Stewart khuyên bạn có thể thử ngồi trên bóng thể dục thay vì ghế, điều này sẽ khiến cột sống của bạn được giữ thẳng.
Hoặc bạn cũng có thể làm việc với máy tính xách tay đặt trên máy chạy bộ, một ý tưởng không tồi.
5) ... Và tiếp tục luyện tập bình thường vào cuối tuần
"Bạn cần phải tập thể dục ít nhất 30 đến 45 phút mỗi ngày và bốn ngày một tuần", Tiến sĩ Stewart nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Tôi cứ tưởng người thành phố sống thoáng lắm, ai dè còn thua xa người nhà quê'
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt