Đời sống

Đang bị sốt, bạn cần lưu ý chế độ ăn uống như thế nào?

Muốn mau chóng hồi phục sức khỏe, người bị sốt nên và không nên ăn những thực phẩm dưới đây.

Bí quyết để bạn có thể thức dậy sớm / Thực phẩm cần nấu chín nếu không sẽ bị độc

Không nên: Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.

Trà: Trong trà có chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh, vì chúng là thủ phạm khiến khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. Khi bị sốt, cơ thể rất cần nghỉ ngơi, nếu uống rượu bia trong thời gian này sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi vì cơ thể mệt mỏi.

Nước đá/lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước đá hoặc nước lạnh, nhiệt độ của cơ thể không những không giảm mà còn sốt cao hơn. Trong trường hợp bạn bị sốt do các bệnh truyền nhiễm, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Đồ cay: Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Thức ăn gây khó tiêu: Khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, trong khi đó các loại thịt màu đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu.

Bị sốt virus, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, ho và đau họng. Để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng khó chịu trên, các chuyên gia khuyên nên tận dụng thức ăn đồ uống có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Nên: Uống nhiều nước. Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.

Nước trái cây: Trong số các loại nước hoa quả, nước cam đứng hàng đầu trong những thực phẩm nên uống khi bị sốt. Ngoài lượng nước phong phú, nước ép cam còn chứa nhiều dưỡng chất góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.

Nước gừng: Từ lâu gừng được dùng như một vị thuốc trong Đông y nhờ những lợi ích sức khỏe nó mang lại. Lúc này, bạn nên uống 1 cốc trà gừng nóng để xua tan cảm giác đau họng, khó chịu khi sốt.

Nước rau củ: Bên cạnh rau luộc, nước chiết xuất từ rau củ cũng nên dùng khi bị sốt. Bằng cách này, bạn vừa tiếp nhận được lượng nước, vừa bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nước rau diếp cá có tác dụng hạ sốt rất nhanh.

Ăn thức ăn lỏng: Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu. Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

Sữa chua: Sữa chua cũng mang lại tác động tích cực cho người bị sốt virus vì thực phẩm này rất có lợi cho đường tiêu hóa, giảm nhiệt độ cơ thể rõ rệt.

Bạc hà cũng lọt vào danh sách thực phẩm giúp người sốt virus nhanh chóng phục hồi.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm