Đời sống

3 nhóm người cần thận trọng khi ăn mộc nhĩ

Mộc nhĩ tốt cho sức khỏe nhưng có một số người cần hết sức thận trọng khi ăn chúng.

Tác dụng tuyệt vời của măng đối với sức khỏe / Cảnh báo 11 nguy cơ sức khỏe đến từ mì ăn liền

Trong đông y, mộc nhĩ là một vị thuốc và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Theo thống kê trong 100g mộc nhĩ có khoảng 293.1 Kcal, 0.2g chất béo lipid, 10.6g protein, 65g đường glucid, 5.8g tro, 185mg sắt, 375mg canxi, 201mg phốt pho và 0.03mg caroten.

3 nhóm người cần thận trọng khi ăn mộc nhĩ

Bạn cần thận trọng khi ăn mộc nhĩ để không hại sức khỏe.

Mộc nhĩ đen chỉ là thực phẩm, không có tác dụng chữa bệnh tức thì nhưng nếu biết cách sử dụng và đúng liều lượng sẽ phát huy hiệu quả cực tốt. Mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng đối với cơ thể con người, do vậy muốn phát huy những công dụng của mộc nhĩ, chúng ta cần phải ăn thường xuyên và ăn phải có khoa học.

Nhóm nên kiêng mộc nhĩ

Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

Người tiêu hóa kém: Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ do nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu ý, không có lợi cho sự phát triển và ổn định của thai nhi.

 

Cách ngâm mộc nhĩ giúp an toàn cho sức khỏe

Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào - Phó khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội) cho biết, mộc nhĩ thường mọc ở các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên có tỷ lệ gặp nấm mốc rất cao. Ngoài ra, trong quá trình sơ chế, bảo quản cũng có thể bị nấm mộc xâm nhập nên việc chế biến trước khi nấu là rất quan trọng.

Bác sĩ Đào khuyên mọi người không nên dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ, mà nên ngâm bằng nước lạnh và rửa dưới vòi nước. Ngâm bằng nước lạnh mộc nhĩ sẽ nở dần ra, trong quá trình đó nếu ngâm được lâu trong nước thì các loại nấm mốc cũng được hòa tan.

Trong trường hợp ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, mộc nhĩ sẽ nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước. Ngoài ra, khi chế biến mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn, không dễ bảo quản, cất giữ.

Theo bác sĩ Đào, với mộc nhĩ người dân không nên dùng quá nhiều vì thực tế đây cũng chỉ là loại thực phẩm theo kiểu gia vị, nên tốt nhất nấu vừa phải, nấu đến đâu dùng hết đến đó. Với những món ăn phải nấu nhiều cùng một lúc như canh măng, bác sĩ Đào cho rằng mọi người nên cho mộc nhĩ sau cùng, không nên cho tất cả vào nấu cùng một lúc.

 

Trong trường hợp bình thường, nhiệt độ trong nhà của chúng ta tương đối cao, do đó thời gian ngâm mộc nhĩ không được vượt quá 8 tiếng, bằng không, các vi khuẩn sẽ sản sinh tăng gấp nhiều lần, và từ đó có thể gây các độc tố đe dọa đến sức khỏe của con người.

Đã từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu nhiều ngày, nên mọi người cần phải hết sức lưu ý.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm