Đời sống

Đầu bếp chỉ rõ: Sai lầm thường gặp nhất khi chế biến khiến tôm mất ngon, nhiều người quen tay mắc phải nhất

Có những sai lầm khá phổ biến trong quá trình sơ chế tôm mà nhiều chị em thường mắc phải. Những sai lầm này không chỉ khiến món ăn kém ngon, có hại cho sức khỏe mà còn khá... lãng phí nữa đấy.

Cách làm khô mực chiên nước mắm tỏi ớt thơm ngon ngây ngất / Bị hôi nách, cơ thể có mùi: Lấy 1 nắm lá mọc dại ven đường vò nát đun nước uống sẽ khỏi ngay

Nêm gia vị quá nhiều

Khi chế biến tôm, bạn không nên nêm gia vị quá nhiều bởi tôm vốn đã có vị ngọt tự nhiên, cộng thêm việc chúng khá mềm nên không nhất thiết phải thêm quá nhiều loại gia vị khác nhau, khiến cho vị tôm bị lấn át hoàn toàn.

Chị em chỉ cần thêm một chút muối và tiêu là đủ có được một món ăn ngon rồi.

4-sai-lam-trong-che-bien-do-quen-tay-ma-chi-em-can-tranh-de-tom-vua-ngot-vua-san-thit3-2021-01-18-14-25
Ảnh minh họa.

Tôm rã đông không đúng cách

Thực phẩm đặc biệt là thịt, cá, hải sản nếu rã đông không đúng trong vài giờ sẽ chứa đến 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Hai phương pháp phổ biến là rã đông nhanh và rã đông chậm.

Rã đông nhanh bằng lò vi sóng: ưu điểm là nhanh chóng nhưng dễ bị nhiễm khuẩn nếu bạn không nấu ngay hoặc đem cấp đông lại. Bạn cần lưu ý thời gian phù hợp để tránh thực phẩm bị làm chín. Thời gian rã đông với tôm nhỏ khoảng 30s và tôm lớn khoảng 1 phút.

Rã đông chậm: vẫn là phương pháp tốt nhất đối với hương vị, cấu trúc của thực phẩm và giảm thiểu nhiễm khuẩn. Rã đông tôm đông lạnh tốt nhất là để trong cái rây ở ngăn mát qua đêm.

Hạn chế ngâm trực tiếp tôm trong nước, vì tôm sẽ ngấm nước và ảnh hưởng độ chắc cơ thịt. Nếu chế biến tôm lăn bột thì càng nên tránh ngâm tôm, vì sẽ bắn dầu gây bỏng trong lúc chiên.

 

Nấu tôm quá lâu

Cá và hải sản nấu chín nhanh hơn nhiều so với thịt và gia cầm. Các cơ trong hải sản được tạo thành từ các bó tế bào protein dạng sợi. Tuy nhiên ở hải sản, các bó này ngắn hơn nhiều và mô liên kết giữ chúng lại với nhau mỏng hơn nhiều. Tôm nấu quá lửa sẽ khó lột vỏ, thịt dai sạm và giảm hẳn vị ngọt.

Không nấu vỏ và đầu tôm

Có thể bạn chưa biết: Phần đầu và vỏ tôm giúp giữ lại hương vị của tôm nhiều nhất và cũng chứa khá nhiều caxi. Giữ nguyên lớp vỏ tôm khi nấu sẽ giúp món tôm có vị ngọt và thơm hơn.

Ngoài ra, phần đầu tôm cũng có thể dùng để nấu các loại canh như canh bầu, canh bí, canh mướp. Để tận dụng được phần đầu tôm, bao gồm cả phần râu, bạn chỉ cần loại bỏ phần phân tôm.

 

Sau đó xay nhuyễn đầu tôm, lọc lấy nước và dùng nước đó để nấu canh như bình thường. Món canh đảm bảo sẽ ngọt và rất "đưa cơm" đấy!

Nhìn chung, bạn chỉ mất vài phút để chế biến tôm, cụ thể là:

Luộc: Khi luộc tôm tùy thuộc vào kích cỡ: tôm nhỏ và trung bình bạn mất 3-4 phút, tôm lớn bạn mất 5-8 phút. Khi chín tôm nhìn hơi đục, một số con sẽ nổi lên trên.

Nướng: Cách chế biến tuyệt vời cho loại tôm lớn và hải sản. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể ướp với chút mắm, muối, tiêu. Thời gian nướng mất 3-4 phút và nhớ đảo tôm khi đang nướng.

Áp chảo: Dùng 1 thìa cafe bơ hoặc dầu oliu, dầu ăn cho vào chảo, thêm một chút gia vị tùy bạn. Để lửa vừa đảo liên tục tôm chuyển sang màu đo đỏ đẹp mắt là chín, bạn sẽ mất từ 3-5 phút.

 

Chiên: Tôm lăn bột, tôm bọc cốm hoặc khoai tây cần độ giòn và màu vàng ươm. Chiên ở nhiệt độ khoảng 190 độ C, trong khoảng 3 – 5 phút, tùy vào kích cỡ tôm, lượng dầu và nhiệt độ.

Hấp: Đặt tôm có tẩm chút gia vị vào lòng hấp, tùy thuộc vào số lượng và kích thước tôm mà bạn sẽ mất khoảng 3-5 phút.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm