Đau đầu thường xuyên, coi chừng phình mạch máu não
Công dụng chữa bệnh từ cây ké đầu ngựa / Đau đầu, chóng mặt, đến bệnh viện mới biết có khối u trong não
Đó là trường hợp nam bệnh nhân L.T. (45 tuổi) được chẩn đoán, điều trị tại Bệnh viện FV. Người bệnh vào viện thăm khám trong tình trạng thường xuyên bị đau phía nửa sau đầu nhưng không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân đã phải liên tục sử dụng thuốc giảm đau liều cao để chống chọi với những cơn đau dữ dội nhưng tình trạng bệnh mỗi ngày một nặng.
Sau khi thực hiện thăm khám và làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ phát hiện bên trong não ông L.T. có hiện tượng phình mạch máu. Đây là lý do khiến bệnh nhân bị đau đầu dữ dội kéo dài nhiều năm, bệnh nhân được bác sĩ kê toa và hướng dẫn theo dõi sức khỏe.
Trưa 11/6, ông L.T. bị một cơn đau đầu dữ dội phải vào viện cấp cứu trong tình trạng huyết áp lên tới 227/123. Sau nỗ lực cấp cứu, các bác sĩ giúp người bệnh dần ổn định sức khỏe. Trên hình ảnh kiểm tra, bác sĩ phát hiện động mạch não của người bệnh phình to (11.5mm, dài 15mm) dọa vỡ gây tràn máu nội sọ, nguy cơ tử vong cao. Sau hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ quyết định thực hiện can thiệp nội mạch để điều trị chứng phình động mạch não cho bệnh nhân.
Khoảng 3 giờ trong phòng can thiệp, qua ống thông đi theo đường nội mạch từ bẹn chân lên đến vị trí túi phình tại não, ê kíp bác sĩ đã đặt 7 sợi Coil bên trong túi phình kết hợp thả dù Vascular Plug để siết chặt và cố định các vòng xoắn thành một khối. Cấu tạo sinh hóa của các sợi Coil tạo nên sự kết dính khiến dòng lưu thông máu không gây áp lực lên vị trí túi phình giúp ngăn chặn nguy cơ bị vỡ túi phình cho người bệnh. 3 ngày sau can thiệp, bệnh nhân đã tỉnh táo, đi lại bình thường, sức khỏe ổn định.
Phình động mạch não là sự phình to một phần thành mạch máu não tại nơi thành mạch bị yếu, chịu nhiều áp lực mạnh. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, ước tính 33% người bệnh tử vong do không được cấp cứu kịp thời.
Bệnh phình động mạch não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, riêng nguy cơ vỡ phình mạch thường gặp nhất ở người già từ 55 đến 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, khoảng 20% ca phình mạch não xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 45. Ngoài yếu tố tuổi tác, những người thường xuyên hút thuốc lá; cao huyết áp; uống nhiều rượu, bia; lạm dụng thuốc; phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có mức estrogen thấp; tiền sử gia đình bị phình mạch não; người bị chấn thương, tổn thương mạch máu… là nhóm có nguy cơ bị phình mạch máu não.
Nếu mạch não mới chỉ phình to gây chèn ép cấu trúc dây thần kinh, người bệnh sẽ có dấu hiệu yếu liệt chi, mắt nhìn mờ, đau đầu bất chợt… Khi túi phình bị vỡ gây xuất huyết khoang nội sọ, người bệnh sẽ cảm thấy đột ngột đau đầu dữ dội, cổ cứng, rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.
Hiện các túi phình mạch máu não chỉ có thể được phát hiện dựa trên các chẩn đoán hình học. Bác sĩ khuyến cáo, những người trong nhóm nguy cơ kể trên, những người thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân cần khám sàng lọc, thực hiện các xét nghiệm tổng quát để phát hiện nguy cơ mắc bệnh. Việc can thiệp kịp thời cho người bệnh sẽ tránh nguy cơ bệnh diễn tiến nặng dẫn tới vỡ mạch máu, nguy hiểm tính mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn