Đời sống

Đau đầu vì “giá cô dâu” tăng cao ngất ở Trung Quốc

Số tiền để các chàng trai rước được vợ về ở ở một ngôi làng Trung Quốc đã gấp năm lần mức lương trung bình năm của người dân ở đây.

Việt Nam đứng đầu 10 quốc gia lý tưởng để nghỉ trăng mật / Cô dâu đeo 129 cây vàng: Chú rể lấy lại vàng về quê

Các quan chức tại một số làng ở Trung Quốc vừa đưa ra quy định hạn chế số tiền nhà trai trả cho nhà gái trong một đám cưới, theo tờ Washington Post.

Số tiền này hiện đang là khoảng 38.000 USD (884 triệu đồng), gấp năm lần mức lương trung bình hàng năm ởmột ngôi làng ngoại ô Bắc Kinh.

Nhưng các quan chức cho biết số tiền này nên được giữ dưới mức 2.900 USD (67 triệu đồng). Nếu vi phạm, các gia đình có nguy cơ bị cáo buộc buôn người.

"Giá cô dâu" là tiền (hoặc tài sản) nhà trai tặng cho cha mẹ cô dâu, là một phần của hôn nhân ở hầu hết Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, số tiền này ngày càng tăng khi Trung Quốc đối mặt với mất cân bằng nhân khẩu học.

Chính sách một con của Trung Quốc đã khiến số bé trai áp đảo bé gái. Theo ước tính, số đàn ông ở Trung Quốc nhiều hơn phụ nữ khoảng 30 triệu người - một trong những tỷ lệ chênh lệch cao nhất trên thế giới.

Đau đầu vì “giá cô dâu” tăng cao ngất ở Trung Quốc - 1

Một cặp đôi đi bộ ở thành phố Dongguan, Trung Quốc.

Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thập kỷ qua càng làm trầm trọng thêm sự chênh lệch này ở vùng nông thôn.

Nhiều cô gái tuổi teen ở nông thôn lên thành phố học tập hoặc làm việc. Hầu hết không quay trở lại những nơi như Da’anliu, ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh. Người dân ở đây kiếm tiền chủ yếu bằng cách trồng lê hoặc làm việc tại nhà máy nhỏ.

Vì vậy, các quan chức ở Da’anliu và các làng khác đã quyết định kiểm soát “giá cô dâu”.

Chính quyền muốn tăng số cuộc hôn nhân tại địa phương và tăng số trẻ em được sinh ra. Tuy nhiên, chi phí cao của các đám cưới là một lực cản.

Ông Liang Huabin, quan chức đứng đầu tại Da’anliu, nói rằng nhiều gia đình hoảng sợ với “giá cô dâu”.

 

Liang nói dân làng có thể sẽ chưa thi hành luật này ngay lập tức nhưng ông hy vọng mọi người cuối cùng sẽ điều chỉnh suy nghĩ.

"Sẽ rất khó để luật này có tác động ngay lập tức", ông nói. "Nhưng dần dần nó sẽ đi sâu vào nếp nghĩ".

Wang Feng, một nhà xã hội học nghiên cứu nhân khẩu học Trung Quốc tại Đại học California, cho biết các gia đình nhà trai phải chịu áp lực lớn nhưng việc hạn chế “giá cô dâu” chỉ là giải pháp nhất thời.

"Quy định này chỉ làm giảm triệu chứng, không phải vấn đề gốc", ông Feng nói.

Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm