Đời sống

Dấu hiệu bạn đang bị say nắng

Nếu bạn cảm thấy đau đầu, tim nhanh, thở nhanh, đỏ da... có thể bạn đã bị say nắng.

Mất em vì lỡ say nắng người con gái khác / Cách làm sinh tố dừa mát lạnh chống say nắng ngày hè

Dấu hiệu say nắng

Dấu hiệu bạn đang bị say nắng

Ảnh minh họa.

Các dấu hiệu nhẹ ban đầu: nhịp tim nhanh, thở nhanh, đỏ da (do giãn mạch dưới da), mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Các dấu hiệu này ở người già thường kín đáo và không đặc hiệu ở giai đoạn sớm.

Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng như tụt huyết áp, các rối loạn chức năng thần kinh bao gồm thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê. Thân nhiệt tăng quá cao còn gây mất điện giải nặng, rối loạn thăng bằng kiềm – toan, xuất huyết do rối loạn đông máu nặng, rối loạn chức năng đa cơ quan …

Khi nhiệt độ đạt tới trên 42,5 độ C thì các enzym bị bất hoạt, chuyển hóa bị rối loạn gây suy chức năng các cơ quan, khi tới 43 độ C thì protein bị đông vón, các cơ quan bị hoại tử gây ra suy đa tạng khó hồi phục.

Nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng này là vì tế bào của cơ thể cần một nhiệt độ ổn định để đảm bảo hoạt động tốt.

Do đó, khi cơ thể tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến quá trình hoạt động của tế bào bị ảnh hưởng, từ đó tác động tiêu cực đến các hệ cơ quan của cơ thể. Đặc biệt, những người cao tuổi,sức khỏe kém hay những người mắc bệnh mạn tính rất dễ bị ảnh hưởng bởi say nắng, các chuyên gia cho biết.

 

Say nắng thực sự là trường hợp cần phải được chăm sóc y tế. Do đó, bạn cần tìm sự hỗ trợ càng sớm càng tốt. Trong khi đó, hãy tìm đến những nơi bóng râm hay mát mẻ hơn, uống nhiều nước và cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.

Mẹo phòng tránh say nắng

Thời điểm nắng nóng nhất trong ngày thường sẽ từ 11 giờ trưa cho đến trước 13 giờ, cần hạn chế hoạt động ngoài trời. Nếu công việc của bạn phải tiếp ở ngoài trời, bạn cần phải nghỉ ngơi 5 - 10 phút để lấy lại sức và cân bằng thân nhiệt.

Khi ra ngoài trời nắng, cần trang bị mũ - nón, quần áo chống nắng (vải lanh, cotton nhẹ để thấm mồ hôi tốt), kem chống nắng để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, tia cực tím.

Đặc biệt, cần bổ sung nhiều nước, muối khoáng, nước hoa quả tươi để cung cấp đủ vitamin và chất điện giải.

 

Cần ăn những thực phẩm như rau xanh, hoa quả lợi tiểu như bí đao, mướp, dưa chuột, táo... tránh đồ dầu mỡ để giảm khó tiêu, đầy bụng.

Sơ cứu say nắng kịp thời

Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho bệnh nhân: Chuyển ngay bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, cổ.

Nếu bệnh nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát.

Trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm