Đời sống

Dấu hiệu cảnh báo điều hòa sắp nổ tung trong những ngày nóng, cẩn thận điện giật nhập viện cả nhà

Mùa hè là lúc điều hòa nhà nào cũng phải hoạt động hết công suất. Vì vậy, đôi khi điều hòa thì vẫn thổi ra hơi mát lạnh nhưng có thể tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ mà chúng ta không hề hay biết.

CLIP: 10 câu đố kiểm tra khả năng tư duy logic của bạn / Khắc ghi 5 chữ "vàng" là "tiên dược" giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, bế tắc trong cuộc sống

Điều hòa chảy nước nguy hiểm thế nào?

Theo các chuyên gia điện máy, điều hòa bị chảy nước là “căn bệnh” phổ biến. Rất nhiều gia đình đang sử dụng điều hòa đều gặp phải tình huống này. Nước chảy ra khiến căn phòng bị ẩm thấp bốc mùi, gây nấm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không chỉ thế, đây cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là những nhà nào có con nít. Đặc biệt, khi nước bị rò rỉ còn có thể dẫn tới chập điện, thậm chí là nổ tung điều hòa nếu tình trạng này cứ kéo dài và gặp được hoàn cảnh thích hợp để 'phát tác'

Nguyên nhân gây ra “căn bệnh” này ở điều hòa là do:

Điều hòa không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ.

Do bị vỡ, tắc, rò rỉ ở đường ống thoát nước.

Điều hòa bị non gas

 

Bị hỏng quạt dàn lạnh

Lắp điều hòa không đúng cách

Những sai lầm khiến điều hòa dễ cháy nổ

Ngoài việc để chảy nước, rò rỉ khí gas thì còn có một số nguyên nhân khác cũng khiến điều hòa dễ cháy nổ.

Bật điều hòa 24/24:

 

Nhiều gia đình nghĩ rằng, nếu mình để điều hòa chạy 24/24 thì sẽ tiết kiệm điện. Tuy nhiên, đây chính là thói quen tai hại có thể gây cháy nổ. Bởi, khi bạn bật liên tục, điều hòa sẽ bị quá tải. Dàn nóng phải làm việc liên tục nên lượng nhiệt sinh ra nhiều hơn bình thường. Do đó, khả năng cháy nổ xảy ra là rất cao.

Để nhiệt độ thấp dưới 26 độ:

Empty

Ảnh minh họa

Mọi người cứ tin rằng nếu mình để điều hòa ở nhiệt độ thấp thì phòng sẽ mát lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, thực tế là việc bạn giảm nhiệt độ quá thấp khiến chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài cách biệt quá lớn. Điều này sẽ khiến cục bộ bị quá tải dễ gây cháy nổ. Hơn nữa, điều này còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chúng ta nữa.

Nguồn điện không ổn định:

 

Dòng điện trong nhà nếu không ổn định sẽ khiến hiệu suất hoạt động của tụ yếu. Nếu nguồn điện không đủ mạnh thì tụ cần kích hoạt liên tục, quá trình đó sẽ sản sinh ra nhiệt lượng và dễ gây cháy nổ. Tuy nhiên, nếu nguồn điện quá mạnh lại khiến điều hòa quá tải, cũng là nguyên nhân gây cháy nổ ở điều hòa.

Mẹo dùng điều hòa vừa mát, vừa tiết kiệm điện trong ngày nắng nóng cực điểm

Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện

Kết hợp vừa bật điều hòa và quạt trần, hoặc quạt cây khiến chúng ta có cảm giác "tốn gấp 2 lần điện". Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả tới không ngờ trong việc vừa làm mát căn phòng, lại vừa giúp bạn tiết kiệm phần nào công suất điện.

Khi được kết hợp, quạt trần sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng, giúp vừa làm mát vừa nhanh, lại vừa giúp chúng ta dễ chịu hơn hẳn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng từ 15 - 20 phút đầu khi mới khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt, vì khi không khí trong phòng đã lạnh thì dùng quạt trần không còn hiệu quả nữa mà còn gây tốn điện.

 

Sử dụng các vật liệu cách nhiệt cho phòng

Quá trình hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng khá nhiều từ nhiệt độ bên ngoài môi trường. Vì thế để tiết kiệm điện tối đa khi sử dụng điều hòa, điều bạn cần làm là hạn chế tối đa ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài đến nhiệt độ bên trong phòng.

Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng mái tôn lạnh cách nhiệt cho trần nhà. Các vật liệu này giúp tản ánh nắng chiếu trực tiếp xuống trần nhà, từ đó hạn chế ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường vào bên trong căn phòng.

Ngoài ra trần nhà màu trắng, tường nhà màu trắng hoặc các đồ vật tông sáng cũng giúp cách nhiệt tốt hơn là những màu tối, vì màu tối thường hấp thu nhiệt. Do đó, chỉ cần thay đổi màu sơn tường, hoặc bài trí đồ vật trong căn phòng, cũng giúp giảm tối đa ảnh hưởng nhiệt độ bên ngoài vào căn phòng, và giúp tiết kiệm điện hiệu quả khi sử dụng điều hòa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm