Đời sống

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong mùa nắng nóng

Dấu hiệu đột quỵ vì nắng nóng có thể xuất hiện đột ngột và gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ đối với người đang hoạt động ngoài trời nắng là đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40-41 độ C hoặc hơn.

Mẹ chồng vừa độc đoán vừa cổ hủ khiến tôi cảm thấy bất lực / 'Ngộp thở' trước thân hình của nữ streamer quyến rũ nhất Hàn Quốc

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Đột quỵ là mức độ nghiêm trọng nhất của say nắng. 80% nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do cục máu đông và tình trạng mất nước của người say nắng. Cụ thể là do mất nước, lượng dung môi giúp máu lưu thông trong cơ thể ít đi, độ kết dính trong máu tăng cao và mạch máu lồi lõm dẫn đến cục máu đông cản trở tuần hoàn. Máu đột ngột không được cung cấp lên não dẫn đến đột quỵ.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong mùa nắng nóng

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ đối với người đang hoạt động ngoài trời nắng là đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40-41 độ C hoặc hơn; đổ nhiều mồ hôi; da ẩm ướt; yếu nửa người (liệt tay, chân, méo mặt...); không cử động được; không nói được hoặc khó nói; nói ngọng; không xác định được thời gian và không gian.

Trường hợp tiến triển từ nhẹ đến nặng của đột quỵ, đầu tiên người bệnh sẽ có triệu chứng kiệt sức do nắng nóng như ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, có cảm giác nghẹt thở, thở nhanh và nông, có khi đau bụng và nôn ói, choáng váng hoặc ngất, mệt mỏi, chuột rút.

Sau đó thân nhiệt tăng kèm các triệu chứng như lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút.

Cuối cùng người bệnh sẽ có các biểu hiện tổn thương thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê, tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Khi thân nhiệt quá cao làm suy tim, suy thận và tổn thương não. Bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu kịp thời sẽ nhanh chóng hôn mê trong vài phút, thậm chí tử vong.

 

Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nhanh chóng rơi vào hôn mê chỉ trong vài phút, thậm chí tử vong. Thân nhiệt quá cao khiến suy tim, suy thận và tổn thương não.

Cách xử trí, sơ cứu người có dấu hiệu đột quỵ chuẩn nhất là nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện có chuyên khoa điều trị đột quỵ. Trước đó, cần đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát người. Nếu bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê không được cho uống nước vì dễ gây sặc nước vào phổi, sẽ nguy hiểm hơn. Trường hợp bệnh nhân ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.Tuyệt đối tránh chích máu đầu ngón tay, bấm huyệt... vì sẽ làm mất đi cơ hội và thời gian vàng trong điều trị đột quỵ.

Cách phòng chống đột quỵ do nắng nóng

Mùa hè là cao điểm nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, buổi trưa đứng nắng.

 

Với người mắc bệnh tim mạch, nên dùng máy điều hòa để làm mát. Khi dùng máy điều hòa, chỉ nên khống chế nhiệt độ ở khoảng 27 độ C và mức chênh lệch trong và ngoài phòng không nên vượt quá 7 độ C.

Ngoài ra, thời tiết nóng khiến cho cơ thể mất nhiều nước, do đó cần chú ý thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Việc này sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông).

Nên tập thói quen khi không khát cũng phải uống đủ nước, vì hầu như người cao tuổi sẽ không cảm thấy khát nước. Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày. Đặc biệt, lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, nên uống một cốc nước, mỗi ngày nên bổ sung đủ từ 2 lít nước cho cơ thể. Nếu phải tập luyện thể dục, trước khi tập nên uống 1 cốc nước và cứ sau 20 phút vận động mạnh thì nên bổ sung nước 1 lần.

Mùa nắng nóng nên mặc quần áo nhẹ, rộng, màu sáng, tránh mặc đồ bó khó chịu, đội mũ rộng vàng và nên đeo kính bảo vệ mắt. Khi ra ngoài, cần bôi kem chống để bảo vệ da, với chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên. Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ngoài trời đã tương đối dịu mát.

Mọi người ngoài việc giữ tinh thần thoải mái, ăn uống lành mạnh, tăng cường trái cây rau quả, ngủ đủ giấc, kiểm soát huyết áp và đường huyết, tránh xa rượu bia, thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ đột quỵ.

 

Với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, nhưng cần thận trọng hơn. Họ phải theo dõi sức khỏe định kỳ, dùng thuốc theo chỉ định, đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm